Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ao Đất Ở An Giang

Triển Vọng Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ao Đất Ở An Giang
Ngày đăng: 01/05/2012

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa thực nghiệm thành công Dự án “Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao đất ở tỉnh An Giang”. Dự án do Tiến sĩ Dương Nhựt Long, Trường đại học Cần Thơ thực hiện tại xã Mỹ Hòa Hưng (TP.Long Xuyên). Kết quả, sau 6 tháng nuôi, thu hoạch đạt hơn 1 tấn tôm càng xanh, giá bán từ 180.000 - 250.000 đồng/kg, trừ chi phí đạt lợi nhuận 100 triệu đồng (1 lời 1), mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi tôm càng xanh trong ao đất.

Mục tiêu dự án nhằm xây dựng thành công mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao đất, góp phần đa dạng loài và mô hình nuôi, tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu, nâng thu nhập cho người nuôi thủy sản. Nếu thực nghiệm thành công, tỷ lệ sống của tôm càng xanh nuôi sẽ đạt dao động từ 20-28%; trọng lượng tôm càng xanh từ 20-120 gram/con; năng suất tôm từ 2,8- 3,2 tấn/héc-ta. Để trang bị kiến thức cho nông dân, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao đất cho 60 kỹ thuật viên và nông dân 3 địa phương: TP.Long Xuyên, Thoại Sơn và Châu Phú, giúp nông dân biết phân loại hình thái, đặc tính sinh trưởng, kỹ thuật nuôi trong ao… 

Địa điểm thực hiện ưu tiên chọn các xã hoàn thành nông thôn mới, để tập trung ứng dụng khoa học kỹ thuật vào xã điểm. Đồng thời, thực nghiệm xây dựng 3 mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao đất tại TP.Long Xuyên, huyện Thoại Sơn và Châu Phú. Địa điểm thực hiện ưu tiên chọn các xã đăng ký hoàn thành nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, là: Vĩnh Phú (Thoại Sơn), Khánh Hòa (Châu Phú), Mỹ Hòa Hưng (TP.Long Xuyên). Các hộ được chọn để xây dựng mô hình phải có ao đạt diện tích 3.000-4.000 m2/ao, sâu 1,8-2,4m, chủ động nguồn nước, đủ nhân lực quản lý tốt và chăm sóc ao nuôi, hộ nuôi có tâm huyết với nghề và có số vốn nhất định. Tổng kinh phí dự án hơn 416 triệu đồng, trong đó nguồn hỗ trợ từ sự nghiệp khoa học công nghệ tỉnh gần 304 triệu đồng, còn lại kinh phí của hộ nông dân tham gia.

Bước đầu, mô hình thực nghiệm tại ao của anh Lê Phước Dư, ấp Mỹ An 1, xã Mỹ Hòa Hưng (TP.Long Xuyên). Được Trường đại học Cần Thơ hỗ trợ con giống và kỹ thuật, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang hỗ trợ kinh phí, anh Dư đầu tư ao, thả nuôi 9.000 con giống, trên diện tích 3.500m2, diện tích mặt nước 3.000 m2, độ sâu ao hơn 2 mét, mật độ thả nuôi 30 con/m2 ao, có bố trí quạt nước liên tục. Thức ăn cho tôm trong giai đoạn đầu có hàm lượng đạm 45%, các tháng sau thức ăn có hàm lượng đạm 40%. 

Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật, tôm tăng trưởng tốt, sau 6 tháng nuôi, anh Dư thu hoạch được 1,12 tấn tôm càng xanh, tôm có trọng lượng bình quân 37con/kg (20-100gram/con), giá bán xô 180.000 đồng/kg, loại con 50-100gram 250.000 đồng/kg. Tổng chi phí đầu tư khoảng 80 triệu đồng, trừ chi phí, lợi nhuận hơn 100 triệu đồng. Từ hiệu quả kinh tế này cho thấy, đây là mô hình có khả năng nhân rộng, tỷ suất lợi nhuận cao và là giải pháp hiệu quả trong điều kiện ao nuôi cá tra bỏ trống. 

Anh Dư cho biết: “Trước đây tôi nuôi cá tra không hiệu quả, lỗ đứt vốn. Nay lấy ao đó nuôi tôm càng xanh thấy rất hiệu quả, không hao hụt, không dịch bệnh và cũng không tốn công lao động nhiều (chỉ cần 1 nhân công/ao). Tôm ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp và kèm cá cơm biển, cá đồng, trong khi đó thị trường tiêu thụ lại rộng. So cá tra lúc được giá, nuôi tôm mặc dù lợi nhuận không cao bằng nhưng chắc ăn hơn. Sắp tới, tôi sẽ tiếp tục thả nuôi thêm 7.000m2 nữa”.

Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Dương Nhật Long, việc phát triển nuôi tôm càng xanh là nhằm để tận dụng diện tích ao nuôi cá tra và cũng nhằm đa dạng các mô hình thủy sản ở An Giang. Trong điều kiện phát triển thủy sản như hiện nay, thực tế cho thấy tôm càng xanh có giá trị tốt, rất dễ tiêu thụ trên thị trường. Kết quả mô hình cho thấy, khả năng phát triển trong điều kiện ao dưới dạng ao nuôi thương phẩm (thâm canh) mật độ cao.

Trong bối cảnh hơn 50% diện tích ao nuôi cá tra chuyển sang nuôi các loại cá khác hoặc bị bỏ không, thì kết quả thực nghiệm mô hình dự án nuôi tôm càng xanh trong ao đất hết sức thiết thực và cần thiết. Theo Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao có hiệu quả về kinh tế, tăng nguồn thu nhập cho nông dân. Dự án thành công sẽ chuyển giao kết quả cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhân rộng đại trà trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Mới Từ Làng Nghề Làm Bột Gạo Sa Đéc Triển Vọng Mới Từ Làng Nghề Làm Bột Gạo Sa Đéc

TP.Sa Đéc không chỉ nổi tiếng với nghề trồng hoa kiểng, chế biến gạo xuất khẩu mà còn khá nổi tiếng với làng nghề làm bột gạo. Nghề làm bột gạo Sa Đéc được hình thành và phát triển từ nửa thế kỉ nay, do nguồn nước ngọt quanh năm, thổ nhưỡng, thời tiết phù hợp nên sản phẩm bột gạo ở đây có những giá trị riêng, khó có nơi nào sánh kịp.

06/03/2015
Giá Lúa Có Chiều Hướng Trái Chiều Sau Khi Chính Phủ Triển Khai Thu Mua Tạm Trữ Giá Lúa Có Chiều Hướng Trái Chiều Sau Khi Chính Phủ Triển Khai Thu Mua Tạm Trữ

Doanh nghiệp thu mua lúa ở Tam Nông Cụ thể, hiện giá lúa IR 50404 thương lái mua tại ruộng từ 4.450-4.500 đồng/kg, lúa hạt dài OM 4900, OM 6976 giá 4.600-4.650 đồng/kg, riêng lúa Jasmine giảm hơn trước Tết từ 250-300 đồng/kg, cụ thể lúa Jasmine tại ruộng (ngày 2/3) giá 4.700-4.800 đồng/kg. Hiện tại, các doanh nghiệp đều được phân bổ chỉ tiêu thu mua tạm trữ nên đã tăng cường số lượng thu mua.

06/03/2015
Chủ Động Phòng Chống Hạn Hán Chủ Động Phòng Chống Hạn Hán

Vụ Đông Xuân 2014-2015, tỉnh Kon Tum có trên 7.000 ha lúa nước và khoảng 5.000 ha cà phê, rau màu các loại. Diện tích gieo trồng trên đang đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới trầm trọng khi mà lượng nước dự trữ không còn nhiều, trời thì gay gắt nắng, không có bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy mùa mưa sẽ đến sớm.

06/03/2015
Đẩy Mạnh Công Tác Xúc Tiến Thương Mại Đẩy Mạnh Công Tác Xúc Tiến Thương Mại

Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đó là khi môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ ngày càng trở nên gay gắt. Việc đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại được xem là vấn đề cấp bách hiện nay, nó không chỉ là đòn bẩy hữu hiệu nhất giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường kinh doanh mà còn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

06/03/2015
Hỗ Trợ Nuôi Bò Sinh Sản Mô Hình Giảm Nghèo Hiệu Quả Ở Đản Ván Hỗ Trợ Nuôi Bò Sinh Sản Mô Hình Giảm Nghèo Hiệu Quả Ở Đản Ván

Ngoài ra, các hộ tham gia dự án còn được hỗ trợ 2 triệu đồng để làm chuồng trại và trồng cỏ chăn nuôi. Trong quá trình thực hiện dự án, người chăn nuôi được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cỏ; cách làm chuồng trại, kỹ thuật chọn con giống, chăm sóc và phối giống cho bò... Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ khuyến nông, thú y xã thường xuyên tuyên truyền, giúp người dân tiêm phòng và phòng, chống đói rét cho đàn bò.

06/03/2015