Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Nghề Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Ở Hòa Bình

Triển Vọng Nghề Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Ở Hòa Bình
Ngày đăng: 23/03/2013

Hàng chục hộ dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tham gia mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm vừa hoàn tất vụ thu hoạch. Kết quả mang lại khả quan với 1 ha trong mô hình, thời gian nuôi 6 tháng, các hộ thu được hơn 1.800 kg tôm càng xanh thương phẩm, trị giá gần 400 triệu đồng.

 
Theo ông Phạm Nhật Thăng Dũng, Phó phòng Kinh tế thành phố, nghề nuôi thủy sản của thành phố cũng như tình hình chung của nghề nuôi toàn tỉnh và của các tỉnh nội đồng đó là trình độ phát triển còn thấp, đa phần mới đạt mức quảng canh. Một tỷ lệ nhỏ mới đạt mức bán thâm canh, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, mang tính tự phát, chưa tập trung thành những vùng có quy mô lớn nên năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bị hạn chế, diện tích ao nuôi trung bình 500 – 2.000 m2. Qua điều tra những hộ dân có từ 1 – 2 ao, đa số hộ nuôi sử dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương, dịch bệnh thường xuyên xảy ra do chất lượng nước kém, người dân chưa chủ động sử dụng thuốc phòng trừ dịch bệnh. Cỡ cá thu hoạch chỉ từ 0,5 – 2 kg/con. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá truyền thống như mè trắng, mè hoa, trôi, trắm cỏ, chép… 
Để nâng cao năng suất, sản lượng, tạo ra hàng hóa tập trung đảm bảo VSATTP, Chi cục Thủy sản tỉnh đã triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh tại 3 điểm xã Yên Mông, Thống Nhất và Dân Chủ (TPHB) với 8 hộ trong mô hình và 12 hộ nông dân cùng sở thích. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao, một số bệnh thường gặp, cách phòng trị bệnh, thả tôm giống được tập huấn, chuyển giao tới hộ tham gia trước khi bắt tay vào thực hiện mô hình. Nguồn tôm giống do Công ty TNHH Sang Ngân – Hải Phòng cung ứng, đảm bảo chất lượng giống theo tiêu chuẩn. Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, xóm Mít, xã Yên Mông cho biết: Các hộ thực hiện mô hình nhiệt tình và tuân thủ cam kết về cách chuẩn bị ao, mật độ nuôi, sử dụng thức ăn, cách cho ăn, phòng bệnh, định kỳ kiểm tra tốc độ sinh trưởng, thời gian nuôi, cam kết đóng góp vốn đối ứng vật tư thực hiện gồm 30% tôm giống và 50% thức ăn, thuốc phòng bệnh. 
Qua tập huấn, những hộ nuôi tôm đã nắm bắt được KHKT, cải thiện môi trường ao nuôi bằng chế phẩm sinh học. Quá trình quản lý, chăm sóc, các hộ đã thường xuyên thăm ao vào buổi sáng để vớt trứng cóc, ếch, nhái, bón vôi cho ao theo định kỳ, cho tôm ăn bằng sàng, định kỳ sử dụng thuốc phòng và thức ăn sử dụng theo từng giai đoạn phát triển của tôm. Nhờ vậy, tỷ lệ sống của tôm khá cao (trên 50%). Tính đến cuối kỳ thu hoạch, tỷ lệ sống của tôm tại mô hình ở xóm Dân Chủ 56,5%, Yên Mông 55% và Thống Nhất 54%. Ông Nguyễn Huy Thông ở xóm Mát, xã Dân Chủ chia sẻ kinh nghiệm: Tôm sinh trưởng và phát triển nhanh, đồng đều, đặc biệt là từ tháng thứ 3 – 5 tính từ khi bắt đầu thả giống. Vào cuối chu kỳ nuôi, có cá thể tôm đạt cỡ 100 g/con, trọng lượng trung bình của tôm đạt cỡ 30 g/con. Với diện tích 2.000 m2 ao, ông thu được 350 kg, cỡ tôm thu hoạch khoảng 25 con/kg, bán thành phẩm được 77 triệu đồng. 
Kỹ sư Đặng Thị Duyên - Chi cục Phó Chi cục Thủy sản cho biết: Tôm càng xanh là loài động vật ăn tạp, phàm ăn, có thể ăn nhiều loại thức ăn tận dụng như cám gạo, bột sắn, các loại thức ăn rẻ tiền dễ tìm như: ốc bươu vàng, cá vụn, giun, côn trùng… và thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm 30 – 35%. Việc triển khai mô hình đã mang lại thu nhập đáng kể đối với kinh tế hộ, là cơ sở khoa học cho các hộ nuôi ao hồ nhỏ mạnh dạn đầu tư nuôi những giống loài mới có giá trị thay thế loài nuôi truyền thống hiệu quả thấp.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Lợn Bằng Thức Ăn Lên Men Lỏng Nuôi Lợn Bằng Thức Ăn Lên Men Lỏng

Các hộ tham gia được cán bộ khuyến nông chuyển giao kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, sử dụng bột ngô phối trộn, ngâm ủ với cám gạo hoặc lúa nghiền và thức ăn đậm đặc để nuôi lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi nên không có dịch bệnh xảy ra. Nhờ đó đàn lợn khoẻ mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt, tăng trọng nhanh.

29/11/2014
Cá Giống Hoàng Lương Đi Muôn Nơi Cá Giống Hoàng Lương Đi Muôn Nơi

Gom cá giống đưa đi các tỉnh xa có nhiều rủi ro nhưng với ai thạo nghề vẫn có lãi. Đó là chia sẻ của những người làm nghề thu mua cá giống tại xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang). Nhờ "đội quân" này mà các ao nuôi ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc có đủ nguồn giống để sản xuất.

01/07/2014
100% Hộ Dân Chủ Động Dự Trữ Thức Ăn Cho Gia Súc 100% Hộ Dân Chủ Động Dự Trữ Thức Ăn Cho Gia Súc

Ngoài ra, 100% hộ dân đã chủ động dự trữ cỏ khô, rơm, thức ăn tinh, đảm bảo thức ăn cho gia súc những ngày giá rét. Đồng thời, các hộ sử dụng nương, ruộng gần nhà trồng thêm ngô dày, cỏ VA06, cỏ voi (52 ha) cung cấp thức ăn xanh cho gia súc trong mùa đông.

29/11/2014
Nhiều Mô Hình Con Nuôi Đặc Sản Ở Thạch Thành Phát Huy Hiệu Quả Nhiều Mô Hình Con Nuôi Đặc Sản Ở Thạch Thành Phát Huy Hiệu Quả

Trong khi đó ở Thạch Thành (Thanh Hóa), nhiều gia đình lại đang có thu nhập cao từ con nuôi đặc sản, được bà con duy trì trong nhiều năm, theo hướng mở rộng sản xuất, từng bước xóa đói, giảm nghèo.

01/07/2014
Hành Lá Bình Tân Đạt Chứng Nhận VietGAP Hành Lá Bình Tân Đạt Chứng Nhận VietGAP

Sau hơn 6 tháng ứng dụng quy trình sản xuất hành lá theo tiêu chuẩn VietGAP, sáng 27/11/2014, Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Long phối hợp Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6 trao giấy chứng nhận VietGAP (ảnh) cho 10 nông dân của Hợp tác xã Rau - củ quả Tân Bình (ấp Tân Thới, xã Tân Bình, Bình Tân, Vĩnh Long), với tổng diện tích 5ha. Tổng kinh phí thực hiện dự án trên 86 triệu đồng, thời hạn 2 năm.

29/11/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.