Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Chứa Ở Vĩnh Thạnh (Bình Định)
Năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định đã triển khai mô hình nuôi cá điêu hồng trong lồng trên hồ chứa Bình Định, với quy mô 90 m3 lồng và 2 hộ tham gia. Mô hình được hỗ trợ 100% chi phí cá giống và 50% thức ăn. Kích cỡ cá giống ban đầu là 25 g/con, mật độ thả 80 con/m3.
Các hộ tham gia mô hình được cán bộ của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định hướng dẫn kỹ thuật từ khâu chuẩn bị lồng nuôi đến khâu chăm sóc quản lý cá trong từng giai đoạn sinh trưởng. Sau 4 tháng thả nuôi tỷ lệ sống của cá đạt bình quân 82%, trọng lượng bình quân 0,5 - 0,6 kg/con. Giá bán hiện tại là 40.000 đồng/kg, tổng thu của mô hình là 120 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, mô hình thu được lãi ròng 28 triệu đồng.
Các chủ hộ nuôi cá lồng trên hồ cho biết, với thời gian nuôi 4 tháng/vụ, từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm, bà con có thể bố trí nuôi được 2 vụ cá trong một năm. Nguồn thức ăn đầu vào cho cá nuôi và thị trường tiêu thụ sản phẩm đều do các thương lái cung ứng và tiêu thụ, đã giúp bà con yên tâm phát triển sản xuất.
Được biết, từ năm 2009 - 2011, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư Bình Định đã phối hợp với trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Thạnh thực hiện 5 mô hình chuyển giao kỹ thuật nuôi cá lồng (chủ yếu là cá điêu hồng) trên hồ chứa. Tổng thể tích lồng nuôi là 538 m3 với 9 hộ dân được trực tiếp tham gia mô hình. Tổng thu từ các mô hình này mang lại hơn 1 tỷ đồng, lãi ròng hơn 300 triệu đồng.
Ông Lê Kim Quốc cho biết, tổng diện tích mặt nước hồ Định Bình theo thiết kế là 1.380 ha, lưu vực quanh hồ 1.040 km2 rừng tự nhiên là nguồn cung cấp chất hữu cơ duy trì trạng thái giàu dinh dưỡng lâu dài giúp phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ. Tiềm năng nuôi cá lồng trên hồ Định Bình là rất lớn, mở ra hướng làm ăn mới, giúp bà con nông dân ven hồ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Tuy nhiên, để phát triển bền vững cần phải tính toán quy mô cho hợp lý để đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường trong khu vực hồ, đồng thời không phá vỡ cảnh quan khu vực lòng hồ, cùng với đó là việc tìm kiếm tạo thị trường đầu ra cho sản phẩm được ổn định.
Hiện nay UBND huyện Vĩnh Thạnh đang có kế hoạch quy hoạch phát triển nghề nuôi cá lồng ở địa phương, tận dụng tối đa lợi thế mặt nước của Hồ chứa Định Bình; ngoài ra huyện cũng đang đề nghị các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, khảo sát điều kiện sinh thái tại khu vực các hồ chứa thủy lợi hiện có trên địa bàn như Hòn Lập, Hà Nhe, để mở rộng nghề nuôi cá lồng nhằm giúp bà con nông dân phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo một cách bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Gần đây, bí đỏ đã trở thành cây trồng hàng hóa khá quen thuộc với người dân tại nhiều làng quê Dak Lak, mang lại nguồn thu nhập khá cao so với nhiều loại cây trồng khác.
Bên cạnh đó, các bãi khai thác vàng sa khoáng của người dân cũng không sử dụng các hóa chất để xử lý gây cá chết. Vì vậy, ngành này đã lấy mẫu nước, cá chết đến cơ quan chuyên môn xét nghiệm để tìm nguyên nhân.
“Tôi học mía đường ở Philippines, trước khi về nước học lóm bên lúa. Khi về nước làm cây lúa trước, bây giờ quay lại cây mía hơi trễ”, ông nhấp ngụm nước, cười nói hào sảng.
Vịnh Lăng Cô (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế), một trong những vịnh đẹp thế giới vừa giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm vì khói bụi từ các lò vôi hàu, nay đứng trước nỗi lo khác là mất dần vẻ đẹp và có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước vì tình trạng nuôi hàu ồ ạt, không có quy hoạch.
Thời gian trước và sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, giá thịt gia súc gia cầm không có sự tăng đột biến được xem là tín hiệu vui cho công tác nỗ lực bình ổn giá của các cấp, các ngành. Tuy nhiên, bước vào vụ sản xuất mới, nhiều hộ chăn nuôi vẫn chưa sẵn sàng tái đàn khi trước mắt họ là một thị trường đầu ra thất thường và tiềm ẩn nhiều rủi ro.