Sản Lượng Nhiều Loại Cây Trồng Tăng Cao
Thống kê của Cục Trồng trọt cho thấy sản lượng nhiều loại cây trồng tăng so với năm 2012, đáp ứng dồi dào cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Cụ thể, ước tính cả năm, tổng diện tích gieo trồng lúa khoảng 7,9 triệu ha, tăng 138.700 ha. Diện tích ngô đạt khoảng 1.157.000 ha, tăng 36.000 ha, sản lượng khoảng 5,2 triệu tấn, tăng 6,6%.
Diện tích sắn đạt khoảng 547.800 ha, sản lượng đạt 9,7 triệu tấn, tương đương với năm 2012. Diện tích khoai lang đạt 134.7000 ha; sản lượng khoảng 1,34 triệu tấn, giảm 6,2%; sản lượng rau đạt 14,6 triệu tấn, tăng 5,2%.
Về cây công nghiệp ngắn ngày có sản lượng lạc đạt 515.600 tấn, tăng 9,9%; vừng đạt 33.200 tấn, tăng 9,9%; sản lượng mía cây đạt 19,9 triệu tấn, tăng 5,1%.
Cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Diện tích cho sản phẩm và sản lượng một số cây chính tăng so với năm 2012 là cà phê đạt (tăng 2,1%), cao su (tăng 7%), hồ tiêu đạt (tăng 6%)... Riêng diện tích điều vẫn có xu hướng giảm, ước đạt 310.000 ha, giảm 16.000 ha, sản lượng đạt 285.000 tấn, giảm 4,3%.
Diện tích cây ăn quả đạt 874.000 ha, tăng 2.000 ha so với năm 2012; trong đó diện tích cây ăn quả có múi là 90.000 ha (cam, quýt, chanh), sản lượng 930.000 tấn, tăng 3,1%.
Hiện ngành Nông nghiệp đang tích cực áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tiến hành CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn kết hợp với quy hoạch tổng thể vùng sản xuất cũng những giải pháp nhằm phát triển bền vững cho nền nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
“Thơm, ngon, ngọt, mềm” là những từ thường được người tiêu dùng dành cho món thịt bò A Lưới. Bất cứ ai có dịp lên A Lưới đều không quên mang vài kg thịt bò về để ăn hoặc làm quà tặng bà con, bạn bè.
Để thích ứng hơn nữa với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và trình độ kỹ thuật canh tác của tỉnh miền núi Lâm Đồng, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng vừa bổ sung quy trình sản xuất cà phê bền vững theo phương pháp “3 lần 3” (3 phải, 3 giảm và 3 tăng) để chuyển giao rộng rãi cho người nông dân.
Tới nay đã có 52 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất rau, hoa ở Đà Lạt và vùng phụ cận (gồm các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và Lâm Hà) được UBND thành phố Đà Lạt cấp Chứng nhận nhãn hiệu rau hoa Đà Lạt.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng xuất khẩu chè của Việt Nam trong 7 tháng đạt 77 ngàn tấn, với tổng kim ngạch đạt 120 triệu USD. tương đương với khối lượng xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng 4,1% về giá trị do giá xuất khẩu tăng.
Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) muốn thu tiền bản quyền đối với giống thanh long ruột tím, một sản phẩm của quá trình nghiên cứu, lai tạo của viện này, khi đưa ra thị trường xuất khẩu.