Sản Lượng Cá Ngừ Đại Dương Giảm
Cá ngừ đại dương (CNĐD), một đặc sản chiến lược của nghề biển Việt Nam đang có dấu hiệu sụt giảm sản lượng khiến nhiều ngư dân lo lắng bởi nguồn thu sẽ ảnh hưởng không nhỏ.
Tại cảng Hòn Rớ (TP Nha Trang) - cảng cá lớn nhất Nam Trung bộ, không khí nhộn nhịp ngày nào nay ảm đạm đến lạ kỳ. Anh Phan Văn Dũng, một lao động tại cảng, cho biết mấy tháng nay tiền bốc xếp cá sụt giảm bởi lượng cá về cảng ít quá.
Có khi, chủ ghe và thuyền viên trên tàu sau khi cập cảng họ tự bốc xếp cá, vì bản thân họ đã lỗ sau chuyến biển nên không còn tiền mướn người.
Chủ vựa cá Ngọc Hoa tại Phước Đồng cho biết, gần 2 tháng nay, cá ngừ vào cảng ít khiến thiếu hụt nguyên liệu chế biến. Theo chủ vựa này thì năm nay CNĐD sụt giảm một cách “bất thường” so với mọi năm. Thời điểm này năm ngoái, dù sản lượng có giảm so với lúc chính vụ nhưng không “thê thảm” như hiện nay.
Ngư dân Mai Thành Phúc (Phước Đồng, TP Nha Trang) - Đội trưởng Ngư đội Trường Sa Lớn (Khánh Hòa), cho biết: So với các tàu trên địa bàn, đội tàu khai thác CNĐD của ông thường xuyên đánh bắt có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mấy chuyến biển vừa rồi tàu ông chỉ đủ chi phí, khai thác cầm chừng.
Còn chủ tàu KH96336 TS, ông Đinh Văn Luận, cho biết tổ đội của ông có 5 chiếc chuyên khai thác CNĐD tại vùng biển Trường Sa. Chuyến biển vừa rồi cả 5 tàu cập cảng nhưng chỉ có 2 chiếc hòa vốn, số còn lại lỗ nặng.
Theo thống kê từ Ban Quản lý cảng cá Hòn Rớ, số lượng tàu câu CNĐD cập cảng mấy năm qua vẫn tăng. Điều này cho thấy nghề đánh bắt CNĐD đang phát triển và thu hút nhiều ngư dân, lao động tham gia. Tuy nhiên, đó là mặt nổi của vấn đề vì thực tế năm nay tàu câu CNĐD từ các nơi đổ về Hòn Rớ bán cá nhiều hơn, kéo theo đó là sản lượng qua cảng tăng. Nhưng thực tế sản lượng không tăng mà giảm so với cùng kỳ.
Từ đầu tháng 9 đến nay, cảng cá Hòn Rớ đón khoảng 120 tàu khai thác CNĐD, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước. Tàu về nhiều nhưng cá ít, bình quân cứ 10 tàu về cảng thì khoảng 8 chiếc thất bại. Trung bình, mỗi chiếc chỉ câu được 5-7 con, thậm chí có tàu đi cả chuyến chỉ câu được 2 con.
Cá ngừ về cảng hiện được thu mua với giá 110.000 đồng/kg, nhưng ngư dân vẫn lỗ vì sản lượng khai thác được quá ít. Trong khi đó, phí tổn mà các chủ tàu phải bỏ ra cho mỗi chuyến biển 120-150 triệu đồng, quá lớn so với nguồn thu.
Không chỉ ở Khánh Hòa, hai “thủ phủ” khai thác cá ngừ khác là Phú Yên và Bình Định cũng trong tình cảnh chung. Theo phản ánh của hai địa phương này, sản lượng CNĐD 2 tháng qua giảm, ngư dân thất thu và có hiện tượng tàu cá nằm bờ.
Ông Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa, nhìn nhận: Sản lượng CNĐD và nhiều loại cá khác giảm là điều đáng lo, dù nguyên nhân chính được cho là do biến đổi khí hậu gây ra. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần ổn định lại số lượng tàu thuyền khai thác, thường xuyên đánh giá trữ lượng CNĐD để đưa ra hướng khai thác phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Thăm trang trại nuôi lợn của chị Trịnh Thị Mý, xã Phù Lương, huyện Quế Võ (Bắc Ninh), chúng tôi tin ngay lời giới thiệu của Hội nông dân tỉnh về mô hình “nuôi lợn công nghệ cao, lợn nằm điều hòa”.
Giáp chân dãy núi Tam Đảo hùng vĩ, có 1 lão nông-cựu chiến binh cần cù, giàu nghị lực. Từ hai bàn tay trắng, ông đã gây dựng nên trang trại tổng hợp đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm. Ông là Lý Văn Thiệp, xóm Bậu 2, xã Văn Yên, huyện Đại Từ, Thái Nguyên.
Tại thời điểm này, người trồng ngô đang gặp nhiều khó khăn do giá ngô giảm. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV NTNN tại Sơn La, nhờ kịp thời lựa chọn giống biến đổi gen vào trồng, nên dù giá có giảm, người nông dân vẫn có lãi với năng suất ngô lên tới 10 tấn/ha.
Mô hình nuôi hươu lấy nhung được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah triển khai từ năm 2013. 3 năm qua, 2 hộ tham gia mô hình được cấp 8 con hươu giống nay đã nâng tổng đàn hươu lên 18 con, bước đầu đã giúp các gia đình có nguồn thu nhập ổn định từ việc bán nhung hươu.
Mít Thái là loại cây ăn quả dễ trồng, quả sai, múi to, hạt nhỏ, vỏ mỏng, thơm ngon và ngọt. Mô hình trồng mít Thái của gia đình anh Trần Văn Thuận ở xóm Vệ Nông xã Vân Diên (Nam Đàn) cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ năm đang mở ra nhiều triển vọng mới cho các vùng đất bán sơn địa...