Triển Khai Mô Hình Cánh Đồng Mía Mẫu Áp Dụng Cơ Giới Hóa
Ông Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên cho biết, mô hình cánh đồng mía mẫu áp dụng cơ giới hóa được triển khai trong niên vụ mía 2013-2014 trên 40ha tại các xã Ea Ly (Sông Hinh) 10ha, Ea Chà Rang (Sơn Hòa) 10ha và Xuân Quang 1 (Đồng Xuân) 20ha.
Đây là mô hình trồng mía áp dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất, trồng, bón phân đến làm cỏ, giúp cây mía tăng khả năng chống hạn và giảm chi phí 1,5 triệu đồng/ha so với cách trồng truyền thống. Mô hình được Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Hoàng Long Vina (Phú Yên) hỗ trợ 30% giá phân bón NPK; Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam, Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa hỗ trợ giống, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm, Công ty TNHH KUBOTA Việt Nam hỗ trợ máy trồng mía.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, người dân Lục Ngạn (Bắc Giang) đã mạnh dạn đầu tư đưa vào trồng một số cây ăn quả như: Cam Đường Canh, nhãn, phật thủ, thanh long… Đặc biệt, mô hình xen canh cam Đường Canh và cây phật thủ ở xã Phượng Sơn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, diện tích tôm được thả trong năm nay là 9ha tại xã Thường Thới Hậu A và Thường Thới Hậu B. Giá tôm giống năm nay cao hơn năm trước không nhiều, dao động từ 180 đồng - 185 đồng/con, cao hơn khoảng 15 đồng/con. Hiện đàn tôm phát triển rất tốt.
Cuối tuần qua, nhiều hộ chăn nuôi tại Đồng Nai, TP. HCM và khu vực ĐBSCL cho biết, giá heo hơi hiện chỉ còn xấp xỉ 40.000 đồng/kg. Không chỉ heo hơi giảm giá, nhiều chủ trại heo giống cũng “than ngắn thở dài” khi cả tháng trở lại đây, họ không bán heo con ra được mặc dù giá đã liên tục giảm sâu.
Hằng năm, cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa, hàng ngàn ha rơm phải bỏ tại ruộng hoặc rải rác tại các cặp bờ kênh. Lũ về, những hạt lúa còn sót lại trôi theo dòng nước tứ tán rơi đều trên mặt ruộng, nằm im trong lòng đất chờ cơ hội phát triển thành lúa von. Còn những đống rơm, trôi lênh đênh trên mặt nước, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa làm cản trở giao thông đường thủy. Có không ít nông dân cũng đã tận dụng nguồn rơm dư thừa này để trồng nấm.
Sóc Trăng là một trong 5 tỉnh ở ĐBSCL (gồm Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau) triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011 - 2013 trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên dịch bệnh tôm vẫn diễn biến phức tạp, tôm chết nhiều, dẫn tới thủ tục đền bù thiệt hại gặp rắc rối.