Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quyết Phủ Xanh Rừng Tràm Theo Kế Hoạch

Quyết Phủ Xanh Rừng Tràm Theo Kế Hoạch
Ngày đăng: 28/06/2013

Khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt cũng là lúc khởi động mùa trồng rừng mới trong lâm phần U Minh Hạ.

“Không chỉ bảo đảm diện tích đất rừng được phủ xanh mà làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất” là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ trong vụ trồng mới rừng năm nay.

Theo kế hoạch, năm nay công ty sẽ trồng mới 1.696 ha rừng sau khai thác, rừng bị cháy trong mùa khô. Cây trồng chủ yếu là keo lai và tràm. Hiện có trên 10 ha keo lai được phủ xanh trên Liên Tiểu khu 30/4. 

Sẵn sàng về mọi mặt

Trên 5 khu vực nằm trong kế hoạch trồng rừng năm nay gồm: Liên Tiểu khu U Minh I, U Minh II, Liên Tiểu khu sông Trẹm, Liên Tiểu khu 30/4 và Liên Tiểu khu Trần Văn Thời, tất cả mọi công việc chuẩn bị đã sẵn sàng cho vụ trồng rừng mới.

Ông Nguyễn Hữu Phước cho biết, số lượng và chất lượng cây giống tại các vườn ươm đều đạt theo yêu cầu, đủ điều kiện phục vụ công tác trồng rừng năm nay. Đồng thời, hiện các hộ dân nhận khoán đất rừng trên lâm phần cũng đã nhanh chóng chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để tiến hành trồng theo kế hoạch khi thời tiết thuận lợi hơn.

Tuy vẫn còn nhiều hạn chế, song những năm gần đây, cây tràm cũng như nguồn lợi dưới tán rừng đang dần mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Từ đó, người dân ý thức hơn trong bảo vệ rừng mùa khô và tự giác, chủ động hơn trong việc trồng lại rừng sau khi khai thác.

Ông Nguyễn Văn Châu, ấp 5, xã Khánh Tiến, bộc bạch: “Toàn bộ phần diện tích rừng rộng 3 ha của gia đình khai thác trong vụ mùa trước đã xử lý thực bì xong, cây giống cũng sẵn sàng, chỉ còn đợi mưa xuống là tiến hành trồng lại. Năm nay gia đình quyết tâm trồng lại toàn bộ diện tích rừng đã được nhận khoán”.

Cũng như gia đình ông Châu, nhiều hộ dân được nhận khoán đất rừng ở Liên Tiểu khu sông Trẹm đang khẩn trương triển khai mọi công tác chuẩn bị cho vụ trồng rừng mới.

Anh Võ Văn Tình cho biết, lợi ích kinh tế từ rừng mang lại ngày một lớn, nên gia đình anh chủ động để thực hiện tốt việc trồng rừng mới năm nay. Đến nay, mọi công tác chuẩn bị từ dọn thực bì, cây giống cũng đã hoàn tất. Gia đình anh quyết tâm triển khai trồng hoàn thành 2 ha đất rừng đã khai thác.

Hiệu quả cao từ rừng

Để hoàn thành trồng mới 1.696 ha rừng tràm theo kế hoạch năm nay, Ban giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ đang tích cực phối hợp với các xã có rừng tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia trồng rừng như đã đăng ký.

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai cấp phát đủ cây giống và chủ động hướng dẫn cho người dân cách bảo quản cây, con trước khi đem trồng, thực hiện đúng các quy trình chăm sóc để bảo đảm chất lượng và tỷ lệ cây sống đạt cao.

Không chỉ phấn đấu đạt được diện tích trồng mới theo kế hoạch, ông Phước còn nhận định, trong kế hoạch trồng mới năm nay, công ty tính toán rất chi tiết từng khu vực cụ thể để bố trí loại cây trồng cụ thể cho phù hợp để vừa bảo đảm đạt diện tích, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao trong tương lai.

Ngoài ra, Ban giám đốc, cán bộ, công nhân viên toàn công ty đang ra sức thi đua, trồng, bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lý và hiệu quả nhất nguồn tài nguyên từ rừng.

Ông Lê Thanh Triều, Chủ tịch UBND huyện U Minh, cho rằng, những năm gần đây tỉnh đã có nhiều chính sách thoáng và ngày càng phù hợp hơn cho người dân dưới tán rừng. Trong đó có chủ trương cho mở rộng diện tích rừng thâm canh trên địa bàn đã góp phần cải thiện thu nhập của người dân. Từ đó người dân gắn bó với rừng hơn.


Có thể bạn quan tâm

Chủ động trồng cỏ làm nguồn thức ăn cho gia súc Chủ động trồng cỏ làm nguồn thức ăn cho gia súc

Để duy trì và phát triển đàn gia súc có sừng trong điều kiện thời tiết nắng hạn kéo dài, ngoài việc tìm nguồn thức ăn, nước uống, các hộ chăn nuôi ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã chủ động chuyển đổi diện tích đất không chủ động nước sang trồng cỏ.

03/09/2015
Làm nền tổ ong nhân tạo Làm nền tổ ong nhân tạo

Cơ sở sản xuất nền tổ ong nhân tạo (còn gọi là cán chân tầng cho tổ ong)ở ấp Nam Sơn, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất là một trong những cơ sở đầu tiên sản xuất tổ sáp ong nhân tạo tại Đồng Nai. Cơ sở được thành lập ngay vùng nuôi ong mật của Đồng Nai, cùng hưng thịnh với nghề này suốt hơn 30 năm qua.

03/09/2015
Phát triển chăn nuôi từ manh mún sang quy mô trang trại Phát triển chăn nuôi từ manh mún sang quy mô trang trại

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua huyện Tiên Du (Bắc Ninh) quy hoạch và chuyển đổi 295,5 ha đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Tại đây, các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư lớn cho trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và xuất hiện nhiều mô hình trang trại đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

03/09/2015
Thực hiện mô hình trồng cỏ nuôi bò ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt lần đầu tiên tại thị xã Ayun Pa (Gia Lai) Thực hiện mô hình trồng cỏ nuôi bò ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt lần đầu tiên tại thị xã Ayun Pa (Gia Lai)

Mô hình trồng cỏ ứng dụng phương pháp tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel lần đầu tiên đã được triển khai tại thị xã Ayun Pa (Gia Lai); đây là công nghệ tưới nước thích hợp nhất hiện nay không chỉ cho người nông dân trồng cỏ mà còn áp dụng được với các loại cây trồng cạn khác ở Ayun Pa.

03/09/2015
Ứng dụng quy trình chăn nuôi gà thịt đạt tiêu chuẩn VietGAP Ứng dụng quy trình chăn nuôi gà thịt đạt tiêu chuẩn VietGAP

Vừa qua, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang đã tiến hành nghiệm thu, đánh giá xếp loại B đề tài "Ứng dụng quy trình chăn nuôi gà thịt đạt tiêu chuẩn VietGAP", do Chi cục Quản lý Nông - Lâm sản và Thủy sản chủ trì, Kỹ sư Phan Ngọc Tâm làm chủ nhiệm.

03/09/2015