Phát Triển Nuôi Thủy Sản Năm 2014

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, năm 2013, tình hình nuôi tôm nước lợ đạt kết quả khả quan, đa số người nuôi tôm đều có lãi cao.
Tuy nhiên, chất lượng môi trường nước không ổn định, chất lượng con giống chưa đảm bảo, dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi; phong trào nuôi thủy sản nước ngọt chưa phát triển mạnh do giá cả đầu ra không ổn định.
Để đảm bảo phát triển nuôi thủy sản năm 2014 đạt kết quả tốt và ổn định, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, UBND tỉnh vừa Công văn yêu cầu các ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý, tích cực chỉ đạo phát triển nuôi trồng thủy sản năm 2014.
Theo đó, đối tượng nuôi chủ lực ở vùng nước lợ là tôm chân trắng, tôm sú, tôm càng xanh, cua; ở vùng nước ngọt là cá Lóc, cá Trê, cá Rô phi, cá Điêu hồng, cá Sặc rằn… Ngoài ra, cần quan tâm phát triển các đối tượng thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao như: Baba, Lươn, Ếch, Rắn và các loài cá cảnh.
Khuyến khích phát triển nuôi thủy sản theo hướng VietGAP, áp dụng mô hình nuôi ít thay nước, có sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ; nuôi luân canh, xen với các loài cá hoặc cấy lúa vào mùa mưa nhằm hạn chế mầm bệnh tồn lưu trong môi trường. Các cơ sở nuôi phải có hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt, tự giác ý thức trong việc quản lý môi trường xung quanh, hạn chế gây ô nhiễm và lây lan mầm bệnh.
Đối tượng nuôi phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực, khi người dân đã nắm vững quy trình kỹ thuật và có thị trường ổn định thì khuyến khích mở rộng sản xuất. Đối với những vùng nuôi mà điều kiện và hạ tầng, kỹ thuật chưa đảm bảo thì chỉ nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến.
Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức quan trắc môi trường nước vùng nuôi tôm nước lợ để làm cơ sở khoa học xây dựng khung thời vụ, chỉ đạo phát triển nuôi tôm; thông tin kịp thời và đưa các khuyến cáo hữu ích đến tận cơ sở, người nuôi tôm; tăng cường công tác kiểm dịch giống thủy sản; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản nuôi; quản lý chặt chẽ chất lượng, kiểm tra đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản; tăng cường tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân; khuyến cáo các quy trình nuôi mới phù hợp với điều kiện của từng vùng nuôi.
Triển khai thí điểm một số mô hình nuôi theo hướng VietGAP. Triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ con giống thủy sản để khôi phục sản xuất do thiên tai, dịch bệnh; tập trung triển khai chính sách khuyến khích phát triển nuôi thủy sản trên địa bàn các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An.
Bên cạnh đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các ngành chức năng và UBND cấp xã tuyên truyền, vận động người dân nuôi đúng quy trình kỹ thuật; chấp hành tốt các quy định về kiểm dịch giống thủy sản, phòng chống dịch bệnh. Xây dựng mô hình quản lý cộng đồng, tổ hợp tác; mô hình áp dụng VietGAP để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Nghề dệt thảm xơ dừa ở Cửu Lợi bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ trước. Thời điểm hưng thịnh của làng nghề là những năm sau giải phóng, khi HTX thảm xơ dừa Tam Quan Nam còn hoạt động mạnh mẽ. Bấy giờ thảm sản xuất chủ yếu xuất sang thị trường Liên Xô (cũ).

Theo Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng (Sở NN-PTNT), việc pha chế một số loại thuốc trừ sâu thảo mộc có tác dụng cao nhưng không ảnh hưởng xấu tới chất lượng nông sản và môi trường đang được nhiều hộ nông dân trong tỉnh quan tâm.

Mặc dù Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đã có hiệu lực hơn 2 tháng nhưng công tác triển khai còn chậm chạp. Cả người nuôi lẫn doanh nghiệp đều lâm cảnh ngóng chờ hiệu ứng của chính sách.

Từng là cán bộ của một hợp tác xã nông nghiệp, ông Tín đã quen dần với những kỹ thuật mới về nuôi gà. Khi đã về hưu, ông tiếp tục phát triển nghề chăn nuôi này. Ông nói: “Thấy diện tích đất cát bỏ hoang hóa nhiều quá, bỏ thì phí nhưng làm mùa thì không đạt hiệu quả.

Một số mặt hàng thông thường đang được TQ nhập với số lượng lớn: Chanh quả tươi 1.343 tấn, rau su su 270 tấn, xoài Nam bộ 950 tấn. Ngoài ra các loại rau, quả XK: Bưởi, dừa, sầu riêng, mướp đắng... từ 50-100 tấn.