Triển khai dự án nuôi 150.000 con bò

Dự án có quy mô 150.000 con, được triển khai trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, với tổng vốn đầu tư 5.045 tỷ đồng.
Dự án chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 chăn nuôi quy mô 30.000 con, giai đoạn 2 chăn nuôi quy mô 150.000 con.
Tính đến nay, nhà đầu tư đã hoàn thành 7 chuồng trại, kho dự trữ thức ăn, trồng 100ha cỏ và nhập 2.000 con bò.
Theo kế hoạch, đến tháng 12-2015 sẽ hoàn thành 25 chuồng trại, nhập đủ 30.000 con bò và trồng xong 816ha cỏ.
Đến cuối 2016 sẽ hoàn thành giai đoạn 2 của dự án và đến năm 2017 đàn bò của dự án đạt 217.000 con.
Toàn bộ số bò được nhập từ nước ngoài, có khả năng sinh sản, phát triển nhanh, chất lượng thịt đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm bò thịt của các nước trên thế giới, trọng lượng khi xuất chuồng đạt từ 520 - 600kg.
Giống cỏ được nhập từ Thái Lan, chịu rét, chịu hạn tốt, được tưới theo công nghệ nhỏ giọt của Israel.
Dự án sau khi hoàn thành sẽ tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động trực tiếp và vệ tinh, lợi nhuận trung bình ước đạt 1.000 - 1.400 tỷ đồng.
Nhân dịp này, công ty cũng trao tặng 12 suất quà (2 triệu đồng/suất) cho 12 hộ nghèo trong vùng dự án.
Có thể bạn quan tâm

Vùng đất thôn Suối Giêng, xã Tân Đức (Hàm Tân) có nhiều người dân vùng sông nước miền Tây lên lập nghiệp. Ở đó có những gia đình đã gây dựng cho mình cuộc sống mới ổn định, nhờ trồng cây ăn trái. Vườn quýt đường 600 cây đang thu hoạch của gia đình ông Tô Văn Viễn là một minh chứng cho cách làm hiệu quả.

Từ hoa bản địa đến hoa ngoại nhập với đủ loại từ bình dân đến cao cấp. Mai, quất là loại cây kiểng truyền thống được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất để trưng bày trong dịp tết cổ truyền của dân tộc. Tại cơ sở cây cảnh Thịnh Thảo (vòng xoay gần Lotte Mart) những cành hoa mai đang chớm nụ dự báo nở rộ đúng ngay dịp tết.

Theo số liệu từ Cục Thống kê Cần Thơ, tháng 1/2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản và gạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đạt 850 triệu USD, tương đương 8,3% kế hoạch năm, chiếm 75,2% tổng kim ngạch hàng hóa đã xuất của khu vực này trong tháng đầu năm.

Vượt qua mọi khó khăn, mạo hiểm ban đầu, đến nay giấc mơ chinh phục “vàng trắng” với người trồng cao su ở Điện Biên đang dần hiện thực hóa khi dòng “vàng trắng” đầu tiên sắp chảy về. Với người dân góp đất trồng cao su cũng như những người “đứng mũi chịu sào” thì ngày “hái quả” đang đến gần.

Cả hợp tác xã có 53 ha, cứ 5 - 8 ha lại có một ao lắng để cấp nước đã qua xử lý cho các ao nuôi tôm, theo chỉ đạo của Hợp tác xã, khi con nước lớn và sạch mới lấy nước vào ao lắng, sau đó khử trùng bằng Iodine, sau 5 - 7 ngày mới lấy nước vào ao nuôi tôm, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý ao nuôi và ao lắng.