Triển khai cấp mã số cho vùng trồng xoài Cao Lãnh
Ông Lê Văn Chấn, phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Đồng Tháp cho biết đơn vị đang triển khai thực hiện quy trình cấp mã vùng cho diện tích xoài khu vực TP. Cao Lãnh.
Sau đó thông tin sẽ được trình để Cục BVTV cấp mã số giúp trái xoài Đồng Tháp dễ dàng xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Đây là hoạt động tiếp theo sau khi trái xoài cát chu Đồng Tháp chính thức có mặt tại hệ thống các siêu thị tại Nhật Bản đầu tháng này.
Theo đó để được cấp mã số, vùng trồng xoài phải canh tác theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, có ghi chép nhật ký phun xịt, chăm sóc, có biện pháp quản lý dịch hại và đặc biệt phải tuân thủ danh sách các loại hóa chất bảo vệ thực vật mà phía đối tác đưa ra.
Việc cấp mã vùng cho cây ăn trái nhằm giám sát chặt chẽ dịch hại và phòng trừ kịp thời, đúng kỹ thuật, để sản phẩm được nhập khẩu vào các nước trên thế giới.
Theo số liệu của Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, toàn tỉnh hiện có hơn 9.300ha đất trồng xoài, trong đó diện tích đang cho trái khoảng hơn 8.300ha, sản lượng bình quân hơn 87.000 tấn/năm.
Giống chủ lực là xoài Cát Chu và xoài Cát Hòa Lộc, tập trung chủ yếu ở huyện Cao Lãnh và TP. Cao Lãnh.
Có thể bạn quan tâm
Theo Bộ NNPTNT, thời gian qua lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, hộ nuôi chỉ bị phạt hành chính, còn lợn ăn chất cấm vẫn được tiếp tục nuôi. Nhiều ý kiến cho rằng, khi phát hiện vật nuôi có chất cấm nhất thiết phải thực hiện tiêu hủy.
Đến giữa tháng 10/2015, huyện Phú Tân khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt gần 47.000 tấn, tăng hơn 20% so cùng kỳ năm trước.
Trong nuôi thủy sản ta chú ý đến màu giả của nước nhiều hơn, vì qua đó có thể đánh giá sơ bộ môi trường nước đó giàu hay nghèo dinh dưỡng.
Qua hơn 10 tháng thực hiện mô hình nuôi tôm nước tĩnh từ sự liên kết của Hội Thuỷ sản TP Cà Mau với Công ty Tôm giống Dương Hùng, trung bình mỗi hộ thu nhập trên 30 triệu đồng/ha, một số hộ thu trên 50 triệu đồng/ha.
Quyết định 24/QÐ-UBND, năm 2014 của UBND tỉnh Cà Mau, cho sên vét đất, bùn thải cải tạo ao, đầm nuôi tôm quanh năm, làm mâu thuẫn giữa các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến và hộ nuôi công nghiệp ngày càng gay gắt.