Trị Bệnh Phân Trắng Cho Tôm
Bệnh phân trắng là một trong những bệnh gây thiệt hại cho nghề nuôi tôm trong những năm gần đây, việc phòng trị bệnh chưa có hiệu quả là do đa số bà con nuôi tôm chưa xác định đúng nguyên nhân.
Triệu chứng bệnh:
Thấy xuất hiện nhiều phân tôm màu trắng trên sàn ăn.
Một số phân trắng nổi trên mặt nước, thường xuất hiện cuối gió hoặc cuối guồng hay dọc bờ ao.
Tôm giảm ăn, chậm lớn, hao hụt cao.
Bệnh thường xuất hiện trong mùa nắng nóng, nhiệt độ nước cao hoặc ao nuôi mật độ cao (trên 40 con/ m vuông).
Nguyên nhân:
Bệnh có thể do nhiều hoặc một trong những tác nhân sau:
Tảo độc tiết ra độc tố lài phá hủy bộ phận gan tụy và đường ruột tôm (tảo đỏ có roi).
Tảo lam dạng sợi làm tróc lớp biểu mô trên đường ruột tôm (nước màu xanh lục đậm)
Tôm bị nhiễm khuẩn trên đường ruột.
Do nhiễm nguyên sinh động vật (Gregarina).
Do nhiễm độc tố thức ăn (Aflatoxin).
Phòng bệnh:
Tăng cường mức nước trong ao (1,2-1,5m).
Không nên nuôi mật độ trên 40 con/m vuông.
Không nên trộn nhiều chất béo vào thức ăn tôm.
Thường xuyên trộn Oli-mos, Bayrolac vào khẩu phần thức ăn hàng ngày của tôm (2-4g/kg thức ăn), trộn chung 2 loại và cho ăn trong suốt vụ nuôi.
Sát trùng bằng nước Virkon A (0,5ppm), cứ 15 ngày/ lần để diệt khuẩn hoặc diệt vi sinh Aqua Guard (theo liều hướng dẫn) trong suốt vụ nuôi.
Không cho màu nước quá đậm, nhất là màu xanh lục đậm.
Trị bệnh:
Dùng Osamet Shrimp với liều 5-10g/kg thức ăn, cho ăn liên tục 5-7 ngày vào 2 suất ăn mạnh nhất trong ngày.
Đồng thời phải sát trùng nước bằng Virkon A (liều 1ppm).
Sau khi điều trị hết bệnh thì nên chuyển sang dùng liều phòng (Oli-mos, Bayrolac) sau đó 2 ngày.
Nếu ao nuôi theo quy trình vi sinh thì cấy lại vi sinh sau khi dùng Virkon A được 2 ngày.
Trường hợp phát hiện trong ao màu tảo đậm (thông thường có màu xanh lục đậm) lúc này nên lập tức thay nước giảm tảo (dùng nước đã qua sát trùng).
Lưu ý:
Hiệu quả của việc trị bệnh sẽ phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, nếu phát hiện trễ thì hiệu quả sẽ thấp hơn, vì lúc này tôm ít ăn hoặc bỏ ăn, nên không thể đưa thuốc qua thức ăn được. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp cho việc trị bệnh có hiệu quả
Có thể bạn quan tâm
Bệnh mềm vỏ kinh niên là bệnh thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Biểu hiện của bệnh là sau khi lột xác, vỏ tôm không cứng lại được, vỏ thường bị nhăn nheo, dễ rách nát nên dễ bị cảm nhiễm của các tác nhân gây bệnh, tôm có vỏ mềm yếu, vùi mình dạt bờ
Vụ nuôi tôm đầu tiên của năm nay, gần như 100% tôm đã thả nuôi của xã Vinh Xuân đều bị chết, với tổng diện tích hơn 100 ha tôm mất trắng. Nguyên nhân là do dịch bệnh lây lan nhanh qua nguồn nước, nên tất cả các hộ đều thiệt hại
Với những “đại gia” nuôi tôm công nghiệp (như Công ty SEACO Sóc Trăng của anh em ông Lưu Thống Nhứt với cả ngàn hécta mặt nước) thì họ đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc cho việc chọn lựa tôm sú giống, từ lấy vài chục mẫu ở các cơ sở nổi tiếng, gởi cơ quan chuyên môn kiểm định nghiêm ngặt đến đặt hàng, tổ chức vận chuyển về điểm nuôi v.v…
Cải tạo ao sạch và nạo vét các chất dơ ra khỏi ao. Diệt khuẩn trong ao và nước, các vật chủ trung gian, hạn chế cua vào ao. Tôm chết phải được vớt ra khỏi ao. Dùng men vi sinh để cải tạo đáy ao: Aqua bac (theo chương trình) 3kg/hecta (7ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày. Hoặc Power pack (theo chương trình) 20 lít/hecta (7 ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày
Sau khi đã chọn xong tôm giống cần làm theo một số yêu cầu sau trong thời gian vận chuyển tôm giống đến chỗ mới: Cân bằng độ mặn trước khi vận chuyển giống để có độ mặn tương đương giữa 2 môi trường nuôi