Trị Bệnh Cụt Vây, Cụt Đuôi Cá Ba Sa Nuôi Trong Bè

Mầm bệnh lan truyền trong nước hay có sẵn trong cá nuôi. Khi điều kiện thuận lợi mầm bệnh phát triển gây bệnh cả khu vực rộng lớn.
Biểu hiện bên ngoài: Da cá sậm màu. Vây đuôi rách, thấy các hạt tròn đỏ xuất hiện ở xung quanh vết rách. Các vây hậu môn, vây ngực, vây lưng có biểu hiện tương tự nhưng mức độ nhẹ hơn. Bắt cá lên khỏi mặt nước, máu loãng từ các vết rách chảy ra nhiều. Bệnh nặng gai cứng bị gãy hay có dấu hiệu sưng đỏ ở gốc gai. Hậu môn sưng đỏ, lồi.
Biểu hiện bên trong: Gan bầm, mật sưng căng, xoang bụng xuất huyết, ruột viêm từng đoạn tập trung ở đoạn ruột sau.
Phòng bệnh: Quạt bè khi dòng nước chảy yếu; rời bè đến nơi thoáng mát; cho ăn đầy đủ, bổ sung rau xanh hoặc các loại vitamin, khoáng vi lượng; vớt cỏ rác tập vào bè, loại bỏ cá chết.
Điều trị:
- Dùng cỏ mực 1 kg + muối ăn 0,2 kg cho 1 tấn cá (cỏ mực đập nát trộn với muối rải đều vào thức ăn). Thời gian 7-10 ngày.
- Dùng 15 mg Furazolidon + 3 mg Oxytetracyclin trộn đều vào thức ăn cho 100 kg cá. Trị liên tục từ 5-7 ngày.
- Dùng 2g Oxytetracyclin + 1g Chloramphenicol cho 100 kg cá. Trộn thuốc vào thức ăn đã nấu chín để nguội, có bổ sung bã rượu giúp cho cá ăn ngon, dễ tiêu hóa và nhanh chóng phục hồi tạp khuẩn đường ruột. Thời gian điều trị liên tục 5-7 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Cá tra, basa cũng như nhiều loài cá nước ngọt khác, dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh phổ biến. Các tác nhân gây bệnh cho cá gồm 2 nhóm là các bệnh truyền nhiễm

- Chất lượng và dòng chảy của sông Tiền và sông Hậu (sông Cửu Long - ĐBSCL) thích hợp cho việc nuôi cá bè - Yếu tố thuận lợi về nguồn thức ăn, nguồn giống tự nhiên - Kinh nghiệm nuôi bè được tích lũy qua nhiều năm của nhân dân địa phương. - Cá tra và cá basa cũng đã có được thị trường xuất khẩu với nhu cầu số lượng lớn.

Cá tra đánh bắt ngoài tự nhiên tại các vùng nước sạch đều có thịt màu trắng, trong khi cá tra nuôi hầm, bè thịt cá thường bị vàng, nên hiệu quả xuất khẩu không cao.

Nuôi cá tra thịt trắng xuất khẩu là một tiêu chuẩn bắt buộc. Chị Phạm Ngọc Xuân ở xã Mỹ Hòa, TP Long Xuyên (An Giang) đã có kinh nghiệm nuôi cá tra xuất khẩu thành công trong ao đất.

Cá tra chủ yếu được nuôi ở lưu vực sông Mê Công, không thích nghi với khí hậu lạnh ở miền bắc. Nhưng với kỹ thuật nuôi cá tra trong ao đất, lồng bè và kỹ thuật lưu giữ cá qua đông của Viện Nghiên cứu thuỷ sản 1, sẽ là cơ sở để phát triển nuôi cá tra ở miền bắc