Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá tra, basa

Phức chất axit hữu cơ canxi – propionic: Thúc đẩy tăng trưởng và tỷ lệ sống cho cá da trơn

Phức chất axit hữu cơ canxi – propionic: Thúc đẩy tăng trưởng và tỷ lệ sống cho cá da trơn
Tác giả: Tuấn Minh (Theo Aquaculture)
Ngày đăng: 25/12/2018

Theo kết quả nghiên cứu, phức chất giữa axit hữu cơ propionic và canxi có thể thúc đẩy tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của cá da trơn (silver catfish) khi đối mặt với mầm bệnh.

Propionic và canxi có thể thúc đẩy tăng trưởng của cá da trơn 

Đại học Santa Catarina (AQUOS - Brazil), Viện Nghiên cứu và Phát triển nông thôn (EPAGRI) ở Santa Catarina thuộc Brazil đã sử dụng các khoáng chất được chelate hóa trong khẩu phần ăn của cá da trơn nuôi đang phải đối mặt thách thức dịch bệnh. Kết quả, phức chất của axit propionic và canxi 0,25% đã làm giảm tỷ lệ biến đổi thức ăn (FCR), tăng trọng lượng, sinh khối và tăng trưởng của cá da trơn; đạt tỷ lệ sống cao hơn 54% so nhóm cá ăn phức chất axit propionic và natri 1%.

Nghiên cứu này nhằm đánh giá các khoáng chất canxi và natri khi được kết hợp với axit propionic sẽ tác động thế nào tới sức khỏe của cá da trơn và các thông số chăn nuôi cũng như tỷ lệ sống của cá khi được phơi nhiễm với vi khuẩn gây bệnh A. hydrophila.

Canxi hoặc Natri phức chất

Silver catfish được ưa chuộng hơn hẳn các loại cá nuôi khác tại miền nam Brazil. Trong tổng sản lượng 39.860 tấn cá nuôi tại đây, có đến 743,9 là silver catfish. Tuy nhiên, sản lượng loài cá này bấp bênh do các loại bệnh truyền nhiễm; trong số đó, vi khuẩn Aeromonas hydrophila là tác nhân gây bệnh chủ yếu. Điều trị bệnh ở cấp độ trang trại khó khăn và tốn kém. Các trại nuôi hiện vẫn sử dụng kháng sinh để điều trị nhưng nếu sử dụng không đúng cách dẫn đến nhiều rủi ro như tạo ra vi khuẩn kháng thuốc, tồn dư kháng sinh trong cơ thể cá và gây ô nhiễm môi trường.

Acid và muối được đề xuất như một giải pháp thay thế khả thi cho kháng sinh trong phòng ngừa dịch bệnh. Nhóm axit hữu cơ dồi dào nhất là cacboxylic, thể hiện chức năng của nhóm carboxyl (COOH). Khi tạo phức chất với một loại khoáng, các acid hữu cơ được chuyển thành muối do đó có tính ổn định hơn và dễ xử lý hơn. Các nghiên cứu trước đây cũng khẳng định, sử dụng các loại muối axit hữu cơ trong nuôi thủy sản như một chất phụ gia sẽ có tác dụng cải thiện tăng trưởng, thúc đẩy hiệu quả hấp thu chất dinh dưỡng, thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột theo hướng có lợi và hạn chế mầm bệnh do vi khuẩn gây ra. Những loại muối axit hữu cơ sẵn có và phổ biến nhất gồm axit propionic, axit formic và axit lactic.

Những nghiên cứu về phức chất muối của các axit hữu cơ là Ca-propionate và Ca-lactate được bổ sung theo tỷ lệ 0,5%; 1% và 1,5% trong khẩu phần ăn của cá rô phi sông Nile đã chứng minh sự cải thiện đáng kể về tăng trọng, chiều dài cơ thể và tốc độ tăng trưởng riêng (SGR) khi so sánh với cá không ăn bổ sung (Hassaan et al., 2014). Kết quả tương tự đã được báo cáo bởi Silva et al. (2016) khi cho tôm ăn bổ sung propionate và natri butyrate theo tỷ lệ 0,5%; 1%, và 2%. Tôm đạt trọng lượng thân cuối, tăng trọng hàng tuần và độ kết dính cao hơn còn hệ vi sinh đường ruột cũng được biến đổi.

Phương pháp và vật liệu

Trong suốt quá trình ăn thử nghiệm, 225 con cá được cho ăn theo 1 trong 5 nghiệm thức suốt 60 ngày. Phụ gia thức ăn là axit hữu cơ propionic được tạo phức (chelated) với natri hoặc canxi ở nồng độ khác nhau.

Các khẩu phần ăn gồm một chế độ ăn đối chứng (không bổ sung phụ gia) cùng với các chế độ ăn bổ sung canxi-propionate 0,25% (Ca 0,25%), canxi-propionate 1% (Ca 1%), natri-propionate 0,25% (Na 0,25%) hoặc natri-propionate 1% (Na 1%). Cá được thuần hóa cho quen môi trường sống trong 15 ngày.

Tập tính ăn của cá được theo dõi, các hệ số về tăng trọng (WG), tốc độ tăng trưởng riêng (SGR), biến đổi thức ăn (FCR) cùng với tỷ lệ sống được tính toán. Sau 60 ngày, chọn một mẫu cá để xác định các thông số miễn dịch máu; phân tích miễn dịch cũng đã được thực hiện trước và sau khi thử dịch bệnh. Quá trình cho thử thách dịch bệnh do vi khuẩn A. hydrophila, chỉ giữ lại 105 con cá và quan sát trong 144 giờ.

Kết quả

Nhìn chung, cá không thể hiện bất kỳ thay đổi nào về tập tính ăn do chế độ ăn thử nghiệm. Cá được ăn bổ sung Ca 0,25% đạt tăng trọng tốt nhất, sinh khối và tốc độ tăng trưởng cũng tăng đáng kể. Tỷ lệ sống của cá trong thời gian thử nghiệm không bị thay đổi bởi chế độ ăn uống. Những con cá này đạt trọng lượng cuối khoảng 68% (cao hơn cá không ăn bổ sung 44%), 42% WG và 15% SGR. Ngoài ra, FCR của cá được ăn bổ sung Ca 0,25% giảm 27%. 

Trước thách thức bệnh, cá ăn bổ sung sung 1% Na có số lượng bạch cầu tăng cao hơn so cá trong nhóm 0,25% Na. Tuy nhiên, cá ăn bổ sung 0,25% Na có tỷ lệ hematocrit cao hơn so khẩu phần ăn 0,25% Ca.

Về tỷ lệ sống sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, nhóm Ca 0,25% cho thấy tỷ lệ sống cao hơn nhóm Na 1% khoảng 96 giờ sau khi tiếp xúc. Ca 0,25% có tỷ lệ sống cao hơn 54% so Na 1%. Ngược lại, cá ăn với Na 1% có tỷ lệ tử vong thấp nhất 96 giờ sau khi tiếp xúc.

Trong thử nghiệm cho ăn và thử thách dịch bệnh, các nhà nghiên cứu nhận thấy, cá nhận được ăn phức chất canxi 0,25% Propionic acid sẽ giúp vật nuôi đạt tỷ lệ sống và tăng trưởng tốt nhất sau phơi nhiễm mầm bệnh

>> Canxi (Ca+) liên quan chặt chẽ đến sự hình thành các mô như gai và vảy, có thể thúc đẩy đông máu, hỗ trợ dẫn truyền xung thần kinh và phản ứng enzyme; trong khi natri (Na+) giữ vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa thẩm thấu. Nhưng, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về quan sát ảnh hưởng của phức chất khoáng của acid hữu cơ trong cá da trơn.


Có thể bạn quan tâm

Vai trò của prebiotic trong sản xuất cá da trơn Vai trò của prebiotic trong sản xuất cá da trơn

Nuôi trồng thủy sản được coi là ngành sản xuất thức ăn có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp phần lớn

03/08/2018
Dịch bệnh Columnaris Dịch bệnh Columnaris

Columnaris, lần đầu tiên được mô tả bởi Herbert Spencer Davis năm 1922, là một trong những bệnh lâu đời nhất được biết đến của cá nước ấm

17/09/2018
Bệnh virus trên cá da trơn Bệnh virus trên cá da trơn

Bài viết cung cấp một số thông tin về dấu hiệu bệnh lý, tác nhân gây bệnh, dịch tể học, các phương pháp thu mẫu bệnh phẩm và phương pháp chuẩn đoán bệnh virus

20/09/2018