Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Quay Lưng Với Cây Mía

Nông Dân Quay Lưng Với Cây Mía
Ngày đăng: 06/06/2013

Mía một thời là cây công nghiệp chủ lực của huyện Hàm Tân (Bình Thuận). Chính loại cây trồng này làm nên làng nghề mía đường tại xã Tân Phúc. Tuy nhiên sau khi chịu cảnh mía “đắng”, không ít hộ nông dân trên địa bàn huyện đã chuyển sang trồng cao su, thanh long và một số cây ngắn ngày khác. Theo đó, làng nghề mía đường Tân Phúc đang bị lung lay...

Đã vào vụ mía năm 2013 - 2014, nhưng tại các vùng nguyên liệu mía ở huyện Hàm Tân như Tân Phúc, Tân Đức không còn cảnh hối hả, hân hoan như cái thời mà các nhà máy đường tranh mua tranh bán mía như dạo trước. Khoảng 10 năm về trước, mía là cây trồng chủ lực của huyện mà chưa loại cây nào có thể thay thế.

Tuy nhiên, từ sau khi mía đường Hàm Tân được công nhận làng nghề, vì nhiều lý do, làng mía đã không được cải thiện mà còn liên tục bị giảm diện tích. Nhất là những năm gần đây, hàng trăm ha mía bị phá bỏ. Nguyên liệu không còn, hàng chục lò ép đường thủ công, vốn là nghề truyền thống đặc trưng của vùng này cũng phải ngừng sản xuất. Trong đó có một vài hộ đã chuyển sang trồng mì hoặc trồng thanh long.

Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Cường – thôn 1, xã Tân Phúc: “Sau một thời gian dài gắn bó với cây mía, tôi nhận thấy loại cây này không thể giúp kinh tế gia đình khá giả lên. Chính vì vậy, tôi quyết định chuyển một phần diện tích trồng mía sang trồng thanh long”. Hiện, gia đình ông có hơn 1.000 trụ thanh long đã cho trái. Nhận thấy hiệu quả từ thanh long, ông cho biết sắp tới sẽ mở rộng thêm diện tích. Những năm gần đây, khá nhiều người trồng mía trong huyện đã nói lời đoạn tuyệt với loại cây này. Riêng xã Tân Phúc đã có hàng trăm ha mía chuyển đổi sang cây cao su hay thanh long... Hiện tại hầu hết là những người ít đất, không có điều kiện chuyển đổi thì vẫn còn bám trụ với cây mía. Vì lợi nhuận thu về của người trồng mía rất thấp, chính vì vậy rất khó để khuyến khích người dân tiếp tục trồng mía.

Từ nhiều năm nay, việc thu mua mía nguyên liệu ở Hàm Tân không ổn định. Người dân đã thật sự không còn mặn mà dù cây mía đã bén rễ nơi đây hàng chục năm qua. Tình trạng đó cộng với giá vật tư nông nghiệp tăng khiến dân phá bỏ mía chuyển sang trồng các loại cây khác như thanh long hay cao su là tất nhiên. Ông Lý Quang Trung, thôn 4, xã Tân Đức là một trong những nông dân gắn bó lâu năm với cây mía, đồng thời cũng là người trực tiếp hợp đồng với quản lý của các nhà máy đường cho biết, đầu vụ mía 2012 – 2013, tình hình thu mua mía chậm, cứ 2 ngày một xe nên mía trổ cờ làm thiệt hại khoảng 10-15% năng suất.

Bình quân 1 ha mía thu hoạch, trừ chi phí chỉ còn lãi khoảng 10 triệu đồng, so với những năm trước giảm hơn 50%. Tuy chưa có con số thống kê chính thức về vấn đề lời lỗ của người trồng mía toàn huyện, nhưng chứng kiến những ruộng mía trổ cờ cho thấy thu nhập của người trồng mía không nhiều như những năm trước.

Ông Phan Liên - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Đức cho biết: Thực tế, những hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ mía sang cao su hay thanh long chủ yếu là những hộ khá giả. Vì vậy, để những hộ nông dân ít vốn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chính quyền địa phương đã thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để bà con được vay vốn đầu tư cây trồng khác hoặc trồng xen canh để tăng thêm thu nhập. Giải pháp nào để nông dân không quay lưng với cây mía vẫn là câu hỏi khó ở huyện Hàm Tân!


Có thể bạn quan tâm

Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Tạm Lắng Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Tạm Lắng

Bà Trịnh Thị Ái Linh, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên cho biết: Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ven biển ở các huyện Đông Hòa, Tuy An và Sông Cầu đã tạm lắng, không phát hiện thêm vùng nuôi mới bị nhiễm bệnh.

15/06/2012
Nuôi Cá Sấu Công Nghệ Cao Nuôi Cá Sấu Công Nghệ Cao

Với quy trình công nghệ hiện đại khép kín từ khâu nuôi đến chế biến, xuất khẩu… Trại cá sấu Tồn Phát, ở ấp Ràng, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi (TP.HCM) hiện đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã Quốc tế (CITES) cho phép xuất khẩu cá sấu, góp phần mang lại lợi nhuận không nhỏ cho người nuôi.

12/03/2012
Huyện Thanh Trì Hỗ Trợ Dồn Điền Đổi Thửa Đất Nông Nghiệp Huyện Thanh Trì Hỗ Trợ Dồn Điền Đổi Thửa Đất Nông Nghiệp

Huyện Thanh Trì ngày 29/6, đã thông qua Tờ trình của UBND huyện về thực hiện chính sách hỗ trợ “Dồn điền đổi thửa” đất nông nghiệp giai đoạn 2012 – 2013.

29/06/2012
Tìm Hướng Đi Cho Chợ Lợn Ở An Nội Hà Nam Tìm Hướng Đi Cho Chợ Lợn Ở An Nội Hà Nam

Mấy năm gần đây, dọc theo tỉnh lộ 56B, đoạn qua xã An Nội, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam xuất hiện một chợ lợn ngang nhiên hoạt động tự phát. Suốt cả đoạn đường gần 100m, hai bên đường đều được quây thành chuồng nhốt lợn, thu hút hàng trăm người mua, người bán từ nhiều tỉnh lân cận. Chợ lợn An Nội mỗi ngày luân chuyển từ năm nghìn đến bảy nghìn con lợn, trở thành điểm tiêu thụ lợn lớn nhất miền bắc...

27/05/2012
Sẵn Sàng Cho Ngày Hội Cây - Trái Ngon Năm 2012 Sẵn Sàng Cho Ngày Hội Cây - Trái Ngon Năm 2012

Theo ông Lê Phước Toàn - Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách (Bến Tre), huyện đã sẵn sàng cho Ngày hội cây - trái ngon, an toàn và sản phẩm nông nghiệp lần thứ XII năm 2012, diễn ra từ ngày 22 đến ngày 25-6-2012 (mùng 4 đến mùng 7 - 5âl), tại Trung tâm Văn hóa và sân vận động huyện. Có 300 gian hàng (tăng 20 gian hàng) trưng bày cây giống, hoa kiểng, trái cây, các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm phục vụ nông nghiệp và gian hàng tiêu dùng.

16/06/2012