Trên 730 ha thanh long nhiễm đốm trắng

Bệnh đốm trắng trên thanh long chủ yếu ở huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam. Ngoài ra, một số bệnh thán thư có diện tích nhiễm gần 400 ha, tăng 32 ha so với tuần trước và tăng 265 ha so với cùng kỳ năm 2014. Chủ yếu ở huyện Hàm Thuận Bắc. Diện tích nhiễm bệnh vàng cành 1.440 ha, ở toàn vùng trồng thanh long...
Được biết, hiện nay thời tiết đang vào giai đoạn chuyển mùa, trời mưa và nắng nóng làm độ ẩm không khí tăng. Đây là môi trường thuận lợi cho bệnh đốm trắng phát sinh, lây lan nên tăng diện tích nhiễm và mức độ nhiễm bệnh trên cành non và các lứa trái vụ mùa. Bên cạnh đó, bệnh vàng cành, rệp sáp tiếp tục phát sinh gây hại trên các vùng trồng thanh long, do trời vẫn còn nắng nóng, nhiệt độ ban ngày cao.
Theo cảnh báo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay bệnh đốm trắng đang tăng cả về mức độ và diện tích nhiễm nên các Trạm BVTV cần đẩy mạnh phối hợp cùng cán bộ xã, thị trấn khuyến cáo nông dân tích cực thực hiện cắt tỉa, thu gom và tiêu hủy cành, trái thanh long bệnh, cành vô hiệu bằng chế phẩm vi sinh vật BIO – ADB.
Qua đó, nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh tồn tại trong vườn trồng thanh long và cắt cỏ vệ sinh vườn thông thoáng. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long (quy trình sửa đổi, bổ sung) của Cục bảo vệ thực vật đã ban hành. Đặc biệt vận động nông dân không dồn cành bệnh được cắt tỉa ra để dọc theo rìa vườn, lối đi vì đây chính là các điểm lưu tồn, phát tán nguồn bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều hộ nuôi tôm ở xã Long Điền Đông sau khi nghe thông tin này đã đến Công an xã cung cấp thêm thông tin trong những lần bán tôm cho nhóm của ông Út

Bỏ ngoài tai những rủi ro về thời tiết khi nuôi tôm trái vụ, hàng trăm hộ nuôi tôm trong tỉnh đã phải trả giá đắt trong đợt lũ vừa qua. 35 ha tôm ở Đức Phổ, 26 ha ở Sơn Tịnh, 47 ha ở Tư Nghĩa… bị sạt lở, bồi lấp đã mang theo biết bao tiền của, mồ hôi, công sức của người nông dân.

Mùa khai thác thủy sản năm 2013 ở tỉnh Khánh Hòa được xem là thất bại nặng nề nhất trong vòng 50 năm qua. Ngư dân dù đã và đang nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước, nhưng do biển mất mùa, chi phí đánh bắt tăng cao nên hiện tại họ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối tháng 11-2013, tình hình nuôi tôm nước lợ và nuôi cá tra thương phẩm trong cả nước có chiều hướng diễn biến ngược chiều nhau, trong khi ao nuôi cá tra thì treo do nông dân thua lỗ, trong khi nuôi tôm thì trúng mùa trúng giá.

Thời gian qua, giá trứng gà tại các trại chăn nuôi giảm đáng kể. Tuy nhiên, giá bán lẻ trên thị trường không hề giảm tương ứng