Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Tháp tiến tới liên kết sản xuất giúp ngành cá tra phát triển

Đồng Tháp tiến tới liên kết sản xuất giúp ngành cá tra phát triển
Ngày đăng: 03/07/2015

Theo quan sát thị trường, những tháng đầu năm 2015, giá cá tra giống dao động từ 800 – 1.200 đồng/con, các hộ ương có lãi khoảng 10 – 410 đồng/con. Cùng thời điểm đó, giá cá tra thương phẩm dao động 23.000 – 24.700 đồng/kg, với mức giá này đa số các hộ nuôi đều có lãi khoảng 1.000 – 2.500 đồng/kg. Trong khi hiện nay, giá cá tra giống đang giảm từ 650 – 700 đồng/con, các hộ ương giống bị lỗ khoảng 115 đồng/con. Giá cá tra thương phẩm cũng theo đó sụt giảm, từ 20.000 – 20.300 đồng/kg, trong khi giá thành sản phẩm là trên 22.000 đồng/kg, các hộ nuôi chịu lỗ khoảng 2.000 đồng/kg.

Trước những khó khăn đó, các ngành chuyên môn của tỉnh đã vận động các hộ nuôi cá thể hợp tác liên kết hình thành các hợp tác xã nuôi theo mô hình. Đồng thời, vận động các cơ sở sản xuất giống hình thành theo hướng hợp tác sản xuất giống cá tra chất lượng, liên kết cung ứng giống cho thị trường.

Để đảm bảo cho sản phẩm cá tra đầu ra chất lượng, tỉnh đã nhận gần 83.000 con cá tra giống, chuyển giao cho 40 cơ sở sản xuất giống và Trung tâm Giống thủy sản tỉnh quản lý khai thác, cung cấp cho thị trường khoảng trên 390 triệu con cá bột.

Song song đó, tỉnh đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm từ sản xuất đến chế biến. Hiện nay, cá tra thương phẩm được người nuôi áp dụng các tiêu chuẩn phổ biến như GlobalGAP, ASC, VietGAP... Đến nay, diện tích đã được chứng nhận và đang áp dụng các tiêu chuẩn là 936,92ha diện tích nuôi. Trong đó, có 527,42ha được cấp giấy chứng nhận

Nhằm giúp ngành cá tra phát triển, tỉnh đẩy mạnh công tác hỗ trợ vốn. Tính đến cuối tháng 4/2015, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cho vay theo chính sách đối với chăn nuôi và thủy sản cho hơn 4.300 khách hàng hộ, cá nhân và 20 doanh nghiệp. Dư nợ đạt 4.853 tỷ đồng, tăng 16,18% so với cùng kỳ năm trước. Riêng năm 2014, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex – Đồng Tháp thực hiện gia hạn cho 5 khách hàng với tổng dư nợ gần 27 tỷ đồng.

Ngoài những công tác trên, UBND tỉnh chỉ đạo ngành hữu quan tiến hành công tác “rà soát, điều chỉnh vùng quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”. Đến nay, tỉnh đã xác nhận được 160 hồ sơ đăng ký nuôi cá tra thương phẩm với tổng diện tích và sản lượng đăng ký trên 480ha, sản lượng dự kiến 185.000 tấn.

Bên cạnh các kết quả đạt được việc sản xuất và tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2015 còn gặp những khó khăn, vướng mắc. Việc áp dụng VietGAP và các tiêu chuẩn khác đã làm tăng giá thành sản phẩm nhưng giá bán vẫn không khác so với không áp dụng tiêu chuẩn nên phần lớn các hộ nuôi cá thể chưa thực hiện dù Nghị định 36 của Chính phủ quy định đến cuối năm 2015 các hộ nuôi cá tra thương phẩm phải bắt buộc thực hiện. Ngoài ra, hiện một số hộ nuôi, doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc đăng ký diện tích, sản lượng theo quy định. Dù có sự tiếp sức về vốn nhưng các hộ nuôi vẫn thiếu vốn để tái đầu tư. Việc tiếp cận với các nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại là rất khó khăn, sau thời gian thua lỗ bị kéo dài, hộ nuôi không còn tài sản để thế chấp...

Toàn tỉnh có trên 1.300 cơ sở sản xuất, kinh doanh ương giống cá tra. Đến cuối tháng 5/2015, lượng giống sản xuất được trên 770 triệu con và sản lượng cá tra bột sản xuất được gần 7,5 tỷ con; diện tích nuôi toàn tỉnh là 1.500ha, đạt 73,42% kế hoạch năm và tăng 9,22% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng thu hoạch gần 180 ngàn tấn, tăng 18,28% so với cùng kỳ năm 2014 với năng suất bình quân 333 tấn/ha.


Có thể bạn quan tâm

Vướng Mắc Trong Hỗ Trợ Chăn Nuôi Vướng Mắc Trong Hỗ Trợ Chăn Nuôi

Ngày 21.12.2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định Số 35/2012/QĐ-UBND quy định thực hiện “Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2015” (gọi tắt là Cơ chế 35). Sau 2 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

11/02/2015
Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Ở Cam Tuyền Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Ở Cam Tuyền

Cam Tuyền là một xã thuộc vùng núi của huyện Cam Lộ (Quảng Trị), đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, trong đó lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng, là hướng chủ đạo trong việc phát triển kinh tế của người dân trong xã. Toàn xã có diện tích đất tự nhiên là trên 10.387 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm trên 8.000 ha, còn lại là diện tích đất trồng cây hàng năm và cây công nghiệp lâu năm.

11/02/2015
Phấn Đấu Về Đích Nông Thôn Mới Trong Năm 2015 Phấn Đấu Về Đích Nông Thôn Mới Trong Năm 2015

Trong những năm qua, hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã Thụy Bình (Thái Thụy) đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hưởng ứng sôi nổi, từng bước góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

11/02/2015
Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Đàn Vật Nuôi Dịp Tết Nguyên Đán Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Đàn Vật Nuôi Dịp Tết Nguyên Đán

Bà Nguyễn Thị Hợp, một người kinh doanh gà lâu năm ở tổ 13, phường Hoàng Văn Thụ (T.P Thái Nguyên) cho biết: Mặc dù ngày mai mới là Tết ông Công, ông Táo, nhưng nhiều người đã mua gà từ hôm nay. Hầu hết các khách hàng đều thuê chúng tôi giết thịt ngay tại chỗ...

11/02/2015
Giá Gà Đồi Tăng Khoảng 5% Dịp Tết Nguyên Đán Giá Gà Đồi Tăng Khoảng 5% Dịp Tết Nguyên Đán

Ngoài việc cung cấp đủ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ thì phần lớn gà được bán cho các thương lái ở một số tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn. Đặc biệt năm nay, người chăn nuôi gà còn nhận được một số đơn đặt hàng từ các siêu thị, nhà hàng lớn như: siêu thị Big C Hà Nội, nhà hàng 555 và một số cơ sở giết mổ quy mô lớn tại Hà Nội theo hình thức hợp đồng mua với số lượng lớn.

11/02/2015