Trên 30 ha ngô mất mùa, người dân lo lắng
UBND tỉnh đã giao cho ngành nông nghiệp tỉnh chủ trì triển khai thực hiện.
Sở Nông nghiệp và PTNT giao cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh trực tiếp làm đầu mối nhận và cấp phát giống cho các huyện thông qua hệ thống khuyến nông huyện và phòng kinh tế, phòng nông nghiệp các huyện.
Những bắp ngô có ít hạt.
Thực hiện chương trình này, huyện Sa Pa đã triển khai mô hình trồng ngô bằng 4 giống do Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp, gồm HN68, HN88, MX10, LVN10…với số lượng 7.000kg.
Trong đó, chủ yếu là giống ngô LVN10, với số lượng 5.000kg, cung ứng cho bà con của 12 xã trong huyện.
Theo phản ánh của nông dân 2 xã Thanh Kim, Bản Hồ, giống ngô LVN10 trồng vụ hè thu ra bắp có hạt rất ít, thâm chí nhiều diện tích không có hạt.
Thậm chí có nhiều bắp không có hạt.
Đồng chí Vàng A Vững, Chủ tịch UBND xã Bản Hồ cho biết: Giống ngô LVN10 lần đầu tiên được đưa vào trồng trên địa bàn, hiện đã vào vụ thu hoạch, song bắp chỉ nhỏ bằng ¼ so với các giống ngô khác, có bắp chỉ lưa thưa vài hạt, thậm chí có bắp không có hạt, mặc dù cây ngô phát triển rất tốt.
Qua kiểm tra thực tế và báo cáo của UBND các xã, tại Bản Hồ và Thanh Kim, diện tích ngô mất mùa trên 30 ha.
Riêng xã Bản Hồ, vụ ngô hè thu này có 15 ha gần như bị “mất trắng”.
Nhiều hộ dân bỏ ngô tại cánh đồng không buồn thu hoạch…
Bà Lù Thị Út, thôn Bản Dền, xã Bản Hồ cho biết: Cây ngô phát triển tốt, thân to, cây cao quá đầu người, nhưng đến giai đoạn trổ cờ ra bắp thì bắp không phát triển và cây bị khô héo dần.
Nhà trồng 8kg giống chỉ thu được gần 1 tạ ngô hạt…
Nhà anh Đào Đức Tuấn, thôn Lave, xã Bản Hồ vụ này trồng 4 kg giống ngô LVN10, như chỉ thu hoạch được 4 bao ngô, nếu tẽ hạt… chưa nổi 50kg.
Anh Tuấn ngồi nhìn đống ngô vừa thu hoạch không khỏi lo âu, vì thời gian tới không có ngô để chăn nuôi, trong khi tiền vay mượn để mua phân bón và thuê thêm người trồng chưa thể trả được.
Cùng thôn La Ve, gia đình anh Lù Văn Sài cũng trồng 3kg giống ngô lai VN10, thì gần như mất trắng.
Dẫn chúng tôi lên nương ngô của gia đình, dù cây rất tốt, mỗi cây ra 2 bắp, nhưng bắp có rất ít hạt, thậm chí có bắp không có hạt… Mặc dù năm nay anh đã 3 lần bón phân đạm cho ngô và bỏ công chăm sóc rất nhiều.
Năm ngoái gia đình chỉ phải đong thêm 5 tạ ngô hạt để chăn nuôi, nhưng vì mất trắng ngô như này, năm nay anh phải mua trên 1 tấn ngô hạt.
Công đầu tư chăm sóc, tiền phân bón bỏ không, không thu lại được ngô hạt… Những nương ngô mất trắng vì trồng ở xa nhà, anh cũng không buồn thu cây về cho trâu ăn nữa mà bỏ cho cây khô trên nương.
Mặc dù, giống ngô được cấp không, bà con không mất tiền mua giống như mọi năm, nhưng người dân phải bỏ tiền mua phân bón, bỏ công chăm sóc, tính sơ bộ mỗi ha cũng chi phí khoảng 12 triệu đồng.
Trong khi đó, theo số liệu tổng hợp sơ bộ, đã có trên 30 ha ngô của gần 600 hộ dân ở 2 xã Thanh Kim, Bản Hồ bị thiệt hại không biết nguyên nhân do đâu.
Hộ nhiều nhất hơn 2 ha, hộ ít cũng thiệt hại vài sào.
Lý giải vì sao, cùng thời điểm xuống giống, 3 giống ngô HN68, HN88, MX10 vẫn sinh trưởng, phát triển tốt, ra bắp cho hạt đều; còn giống LVN10 thì “mất mùa”… theo ông Ninh Anh Vũ, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết:
Đây là nguồn giống dự trữ quốc gia cấp không cho đồng bào, có thể do khâu bảo quản giống của bà con chưa tốt hoặc các địa phương chỉ đạo nhân dân trồng không đúng thời vụ, chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật.
Tuy nhiên, khi cấp giống cho bà con trồng, lực lượng khuyến nông các huyện đi kiểm tra đều thấy tỷ lệ ngô nảy mầm rất tốt…
Vì vậy, rất cần các ngành chức năng và chính quyền huyện Sa Pa vào cuộc tìm hiểu, làm rõ nguyên nhân mất mùa trên diện tích ngô lai LVN10 trồng tại địa bàn 2 xã Thanh Kim, Bản Hồ, cũng như có hướng giải quyết, khắc phục hậu quả, nhanh chóng thay thế cây trồng khác để đảm bảo an ninh lương thực.
Related news
Nằm ven sông Hồng, xã Đông Kết (Khoái Châu - Hưng Yên) có lợi thế về đồng cỏ ven triền đê và diện tích trồng chuối tương đối lớn (hơn 100 ha)… Đây chính là nguồn thức ăn dồi dào để phát triển đàn bò sữa. Trong thời gian qua, bò sữa đã trở thành con vật nuôi “xóa đói giảm nghèo”, mang lại cuộc sống no đủ cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã.
Năm nay, toàn tỉnh có 13 mô hình được hỗ trợ xây dựng mô hình từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (MTQG XD NTM).
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận vừa đánh giá kết quả triển khai mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn.
Từ nhiều năm nay, xã Tân Minh, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã nổi tiếng là vùng trồng rau gia vị của TP. Bằng sự cần cù lao động, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật (KHKT), người dân ở đây đã từng bước nâng cao thu nhập, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.
Những năm gần đây, nhiều nông dân ở các tỉnh, thành phố của vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tận dụng diện tích đất vườn cạnh nhà, xây dựng chuồng trại để nuôi heo rừng. Trung bình, heo rừng giống đạt trên dưới 10kg có thể xuất bán trên 2,5 triệu đồng/con.