Trầy Vẩy Nuôi Cá Rô Đầu Vuông
Con cá rô đầu vuông ở ĐBSCL đang tái diễn kịch bản của cá tra khi người nuôi chạy theo phong trào thần tốc, giờ rơi vào bi kịch thê thảm. Nhiều người thua lỗ cá tra chuyển sang nuôi cá rô đầu vuông với hy vọng gỡ gạc lại càng tuyệt vọng.
Ông Tư Thể, người nuôi cá ở cù lao Tân Lộc, xã Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ cá nói: Hiện tại, cá rô loại 5 – 6 con/kg giảm chỉ còn 18.000 đồng/kg, trong khi đó giá thành sản xuất là 21.000 - 22.000 đồng/kg, bình quân mỗi kg cá rô người nuôi lỗ 3.000 – 4.000 đồng/kg. Nhiều người thua lỗ cá tra chuyển sang nuôi cá rô với hy vọng gỡ gạc lại càng trong tuyệt vọng. Hiện tại con cá rô đầu vuông đã làm người nuôi cá lâm nợ thêm ít nhất từ 150 – 200 triệu đồng/ao. Rất nhiều hộ thu hoạch cá rô xong là... treo ao.
Ông Nguyễn Văn Khải, ở ấp 5, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, Hậu Giang là người đầu tiên phát hiện, nhân giống cá rô đầu vuông cho biết: Cách nay 5 tháng cá rô đầu vuông loại 10 con/kg có giá đến 32.000 đồng/kg, nay chỉ còn 19.000 đồng/kg nhưng rất khó bán. Nhiều hộ thu hoạch cá rô đầu vuông vụ này đều thua lỗ vài chục đến cả trăm triệu đồng. Hiện tại, bà con thu hoạch xong một là bỏ ao hai là mướn người vào ban ao trồng lúa trở lại.
Những ai muốn thả nuôi cá trở lại thì cũng không có vốn để đầu tư. Các đại lý thức ăn không dám bán ghi nợ cho người nuôi cá rô đầu vuông. Nguyên nhân cá rớt giá chính là do bà con nông dân phát triển tự phát và thiếu sự khuyến cáo quy hoạch của ngành chức năng. Mặt khác, ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long... nhiều nông dân từng nuôi cá tra bị thua lỗ đã chuyển sang nuôi cá rô đầu vuông trong ao cá tra. Sản lượng mỗi ao phải tính đến trăm tấn, sản lượng tăng nhanh nhưng thị trường tiêu thụ nội địa có hạn, chưa thể chế biến, không xuất khẩu nên dẫn đến thừa. Cá thương phẩm giảm đã kéo cá bố mẹ từ 700.000 - 800.000 đồng/con giảm còn 50.000 đồng/con.
Ông Trương Phú Quốc, Chủ nhiệm HTX dịch vụ, thủy sản và nông nghiệp Thuận Tiến (ấp 5, xã Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy, Hậu Giang) nói trong thất vọng: Con cá tra hại con cá rô đầu vuông. Ao cá rô đầu vuông đã 6,5 tháng tuổi nhưng vẫn chưa bán được mặc dù đã kêu thương lái bán từ lúc cá 4 tháng tuổi. Ông Quốc nhẩm tính: Ước sản lượng khoảng 7 tấn nếu bán được ngay lúc này thì lỗ khoảng 30 triệu đồng, còn không bán được sẽ tiếp tục lỗ vì hiện tại mỗi ngày phải tốn khoảng 2 triệu đồng thức ăn.
Hiện tại, ông đang chọn giải pháp cho ăn cầm chừng để tìm thương lái. Không chỉ ông mà 10 xã viên trong HTX cũng như nhiều bà con trong ấp đang lâm nạn như nhau. Cá đã quá tuổi thu hoạch mà kêu thương lái bán không được. Nếu như 2010, thương lái tranh mau và đặt cọc trước 10 – 20 triệu đồng/ao thì nay chỉ đặt cọc 1 – 2 triệu đồng/ao, nếu giá thị trường giảm thì ngay lập tức họ bỏ cọc.
Anh Tám, thương lái chuyên giao cá rô tại chợ đầu mối Bình Điền, TP.HCM cho biết: Mấy ngày trước tôi đặt cọc mua cá của bà con giá 19.500 đồng/kg loại cá 3 phân trở lên nhưng sáng 24/3 nhận được tin giá cá tại chợ đầu mối tiếp tục giảm nên tôi đã chọn giải pháp bỏ tiền đặt cọc. Cá rô miền tây không cạnh tranh được con cá rô ở Long An, Đồng Nai, nguyên do con đường vận chuyển từ Hậu Giang về Sài Gòn chậm hơn con cá 2 tỉnh trên. Bây giờ cá rô chuyển lên Sài Gòn quá 22 giờ tối là coi chừng dội chợ vì bạn hàng đã mua cá của Long An, Đồng Nai.
Ông Quốc nói: Người dân nuôi cá rô đầu vuông dọc theo con kênh Giải Phóng thuộc ấp 3, xã Vĩnh Thuận Tây nay đang lâm nợ lớn. Để thả nuôi cá rô trên diện tích 1.000 m2 mặt nước trong vòng 4 tháng thì phải cần số vốn khoảng 200 triệu đồng. Để có vốn bà con đã mang sổ đỏ thế chấp cho ngân hàng vay ít nhất vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Chính bản thân tôi cũng đã thế chấp sổ đỏ 2 ha để vay 300 triệu đồng nuôi 3 ao cá rô và đợt này thua rồi, không thể gỡ được nợ. Với giá hiện tại đã làm cho người nuôi bị lỗ từ 3 – 5 triệu đồng/tấn.
Ông Huỳnh Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy, Hậu Giang cho biết: Con cá rô đầu vuông dội chợ, giá giảm mạnh đã làm cho người nuôi rơi vào cảnh khốn khó. Hiện tại, cá rô đến tuổi thu hoạch vẫn còn tồn đọng rất lớn. Càng nuôi càng lỗ nặng vì giá thức ăn tăng cao.
Đau đớn nhất là những hộ có vài công đất sản xuất lúa cũng đào ao nuôi cá rô. Bây giờ thua lỗ không còn đất sản xuất lúa, ao thì bỏ cho cỏ mọc, còn khoản nợ ngân hàng thì đang bí cách trả. Bi kịch hơn nữa là có những hộ đào cả một phần đất thổ cư để làm ao nuôi cá rô bây giờ muốn lấp ao lại thì không có tiền để mướn lao động. Bà con rất mong nhà nước có giải pháp cứu dân bằng cách giãn nợ ngân hàng để bà con tìm cách trả nợ.
Tốc độ phát triển của con cá rô đầu vuông là khá thần tốc. Theo thống kê chỉ sau 2 năm diện tích nuôi cá rô ở tỉnh Hậu Giang tăng gấp 10 lần. Từ vài chục ha ban đầu thì hiện nay đã tăng lên 250 ha. Trước cảnh cá rô đầu vuông rớt giá thê thảm này, ông Trần Công Chánh, Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu huyện Vị Thủy cũng như các địa phương trong tỉnh tiến hành kiểm tra, rà soát tình hình nuôi cá rô đầu vuông trong dân. Đồng thời, kết hợp với ngành nông nghiệp nhanh chóng quy hoạch vùng nuôi cá rô đầu vuông. Hạn chế tình trạng người dân thả nuôi ồ ạt không theo quy hoạchCon cá rô đầu vuông ở ĐBSCL đang tái diễn kịch bản của cá tra khi người nuôi chạy theo phong trào thần tốc, giờ rơi vào bi kịch thê thảm. Nhiều người thua lỗ cá tra chuyển sang nuôi cá rô đầu vuông với hy vọng gỡ gạc lại càng tuyệt vọng.
Có thể bạn quan tâm
Chị Nguyễn Thị Mậu, xã viên HTX Tiền Lệ cho biết, từ Mùng 5 Tết, người dân bắt đầu thu hoạch rau đem bán nhưng phải từ Mùng 10 trở đi, lượng hàng bán ra mới nhiều. Hiện tại, mỗi ngày, gia đình chị Mậu thu hoạch được khoảng gần 100kg rau các loại. "Giá các loại rau ăn lá trung bình khoảng 10.000 - 13.000 đồng/kg, tương đương thời điểm áp Tết chứ không tăng đột biến" - chị Mậu cho biết.
Thấy dừa xiêm đỏ cho hiệu quả kinh tế cao, anh tiếp tục cải tạo, lên liếp số đất còn lại và trồng hết dừa xiêm đỏ. Tính đến nay, gần 1ha đất lúa của gia đình anh, được thay thế bằng vườn dừa xiêm đỏ. Cứ đến đợt thu hoạch là thương lái tìm đến tận nhà thu mua với giá luôn cao hơn so với những loại dừa khác.
Không nắm bắt nhu cầu thật sự, nên phần lớn nông dân trồng dưa hấu Tết hàng năm đều chủ yếu dựa theo sự phán đoán thị trường. Và mỗi Tết lại phập phồng lo sợ: dưa hấu thừa hàng dội chợ, giá cả rẻ bèo. Để rồi tết năm nay, không ít nông dân lẫn thương lái mất Tết vì thua lỗ nặng.
Những ngày giáp Tết Ất Mùi vừa qua, nhiều chủ ruộng dưa ở thị trấn Võ Xu (Đức Linh - Bình Thuận) ngậm ngùi bỏ lại ruộng dưa không thèm thu hoạch! Ngoài đồng dưa bỏ lăn lóc, bên vệ đường những điểm thu mua dưa chất đống như núi với giá 1.200 đồng/ký, chỉ bằng 1/10 của mùa dưa năm ngoái...
Bằng tinh thần, ý chí và nghị lực của một nông dân cần cù, chịu thương, chịu khó, ông Tùng đã trồng thành công quýt hồng trên đỉnh núi Cấm. Sự thành công sau hàng chục năm kiên trì của ông không chỉ giúp cho gia đình ông thóat nghèo mà còn mở ra một triển vọng về mô hình trồng cây có múi trên núi cho nhiều nông dân vùng Bảy Núi.