Trao cơ hội thoát nghèo cho người dân Mường Lát
Vợ chồng anh Vàng A Lồng coi con bò giống được tặng là động lực giúp họ thoát nghèo.
Chị Lương Thị Hòn (29 tuổi, bản Táo) cũng là người được nhận bò.
Chồng mất đã lâu, chị làm nông nhưng không có trâu bò để cày.
Nghèo, lại hay ốm đau, chị Hòn chỉ nghĩ đến việc có đủ ăn, không phải xin cứu đói là may.
Được nhận bò, chị chia sẻ: “Tôi và con gái có bò để chăn và kéo cày rồi, sẽ đỡ khổ”.
Vào cuối tháng 8.2015, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã trao tặng thêm 150 con bò giống cho 150 hộ nghèo ở 6 xã của huyện Mường Lát.
Đây là một trong các hoạt động mà tập đoàn thực hiện theo chương trình 30A (xoá đói giảm nghèo bền vững) của Chính phủ.
Bên cạnh việc tặng bò, tập đoàn còn hỗ trợ xoá nhà tạm bợ, xây trạm y tế, hỗ trợ cây giống, tư vấn trồng trọt...
Ông Nguyễn Văn Ánh - Phó Giám đốc Viettel Thanh Hoá chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn bà con có được cái cần câu để tự vươn lên thoát nghèo chứ không phải đem tới con cá rồi lại quay về như cũ”.
Cùng quan điểm, ông Cao Văn Cường – Chủ tịch huyện Mường Lát tâm sự: “Bên cạnh sự giúp đỡ của các doanh nghiệp như Viettel, việc người dân mong muốn thoát nghèo là điều quan trọng nhất.
‘Cần câu’ như con bò, hạt giống, hỗ trợ kỹ thuật canh tác...
của các doanh nghiệp chỉ có giá trị lâu dài và bền vững khi người dân muốn ‘“câu” chứ không ỷ vào hỗ trợ”.
Có thể bạn quan tâm
Người tiêu dùng thích mua thịt heo sạch, có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng.
Đó là ý kiến được sự thống nhất của hầu hết các đại biểu tại hội thảo “Trái cây Bến Tre trên đường hội nhập: cơ hội và thách thức”. Theo báo cáo của ngành nông nghiệp Bến Tre, toàn tỉnh hiện có 27.500 ha cây ăn trái, với sản lượng trên 330.000 tấn/năm.
Ông Liêm - "cha đẻ" của trái dưa hấu thỏi vàng, hình vuông, xe hơi… - tính toán, nếu thời tiết thuận lợi sẽ có 600 cặp dưa thỏi vàng và 100 cặp dưa hấu vuông phục vụ nhu cầu trưng tết Bính Thân của người dân.
Theo UBND tỉnh An Giang, để thúc đẩy nghề nuôi cá tra phát triển trở lại, ngân hàng cùng doanh nghiệp và nhiều hộ nuôi cá tra trong tỉnh cùng tham gia mô hình chuỗi liên kết sản xuất- chế biến- xuất khẩu cá tra.
Cá tra đã trở thành đối tượng cá nước ngọt được nuôi chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng cá tra tăng nhanh từ khi nghề nuôi đã chủ động được nguồn giống và phát triển tốt thị trường xuất khẩu.