Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trang trại trong lòng phố thị

Trang trại trong lòng phố thị
Ngày đăng: 03/09/2015

Luôn đi đầu

Trưa hè, dưới cái nắng gay gắt, phố sá tấp tập như càng làm không khí ngột ngạt hơn, nhưng khi bước vào bên trong khuôn viên trang trại động vật hoang dã (ĐVHD) Thanh Long, cảm giác như vừa bước vào một thế giới khác hẳn bởi bầu không khí mát rượi tỏa xuống, khoan khoái lạ thường.

Ông chủ trang trại ĐVHD Cao Thanh Long, năm nay 40 tuổi, đang khá bận rộn.

Vừa lui cui rửa những chiếc khay Inox sáng loáng, phơi ra nắng, anh vừa nói: "Đó là khay thức ăn cho bầy chồn. Giống này ngày ngủ, đêm thức, nên chiều chiều phải chuẩn bị sẵn để khi chúng thức dậy là có thức ăn ngay.

So với các loại khác thì chồn phải chăm tương đối kỹ. Khay dựng đồ ăn phải sạch như chén bát ăn cơm của người, rửa sạch, phơi nắng... Thức ăn chính của nó là gạo nấu cháo với đầu gà xay nhuyễn".

Anh Long bảo, ngay từ nhỏ anh đã thích sưu tầm những con thú lạ về nuôi. Mỗi khi nuôi con gì, anh lại mày mò tìm hiểu về chúng.

Thời gian trôi qua, đam mê nuôi thú lạ trong anh không hề giảm, trong khi kiến thức về chúng ngày một nhiều hơn. Và, anh chính thức bước chân vào thế giới ĐVHD từ đôi gà rừng.

Gà rừng

“Cách đây hơn chục năm, một người bạn tặng tôi cặp gà rừng bảo mang về nuôi chơi. Nhưng lúc đó tôi nghĩ, tại sao không nhân giống thử mà lại nuôi chơi?

Nghĩ thế nên tôi bắt đầu lên kế hoạch nuôi gây giống kinh doanh. Quá trình nuôi gà rừng tôi thấy chúng cũng không khó nuôi, trái lại, chẳng khác gà ta là mấy. Nuôi chừng năm thì gà bắt đầu đẻ những quả trứng đầu tiên”, anh Long nhớ lại.

Gà Lôi

Ngay sau khi thành công với đàn gà rừng, trở thành địa chỉ cung cấp giống gà rừng đầu tiên ở TP, anh bắt đầu nuôi con thứ 2 là nhím. Cơ sở ĐVHD Thanh Long lại là một trong những nơi đầu tiên ở Sài Gòn nuôi nhím.

“Thời đó, một cặp nhím giống có giá cả chục triệu đồng, nhím bố mẹ giá từ 20 - 30 triệu đồng/cặp mà cung không đủ cầu”, anh Long nói.

Nhím trong trang trại ĐVHD Thanh Long

Mấy năm sau, khi thị trường nhím bão hòa, anh Long bắt đầu nuôi con dúi, loài gặm nhấm họ chuột.

Anh bảo, dúi dễ nuôi, sức đề kháng cao, thức ăn chính của chúng là các loại măng, mía, rau, củ…dễ tìm, ít tốn kém, nhưng thịt lại cực ngon. Đây là một trong những loài động vật mang lại thu nhập cao và khá ổn định cho trang trại của anh Long hiện nay.

Một trong những loài ĐVHD được anh chú trọng nuôi là chồn hương, loài động vật cho giá trị kinh tế cao, được các nhà hàng lớn săn đón nhiều nhất.

Với vốn kinh nghiệm tích lũy bao năm, việc nuôi chồn hương với anh gần như không có trở ngại gì. Nhờ được chăm sóc kỹ, đàn chồn hương trong trại của anh sinh trưởng tốt và không ngừng gia tăng về số lượng.

Trong khi chồn hương đã được nhiều người gây nuôi thành công, thì con cheo khá lạ với hầu hết người nuôi ĐVHD. Và trang trại Thanh Long cũng là nơi đầu tiên nuôi, nhân giống thành công con cheo. Hiện dàn cheo của anh đã lên đến gần 300 con.

Trang trại Thanh Long là nơi đầu tiên nuôi, nhân giống thành công con cheo

“Cheo là một trong những loài ĐVHD cho thịt ngon, giá cao. Tại các nhà hàng, chỉ những đại gia mới dám ăn thịt cheo. Theo tôi biết thì hiện nay, ở TP và các vùng lân cận, chưa có ai nuôi được cheo.

“Nuôi ĐVHD phải đam mê, chịu khó tìm tòi. Rồi trong quá trình nuôi, hiểu tính nết từng con, chúng thích ăn gì, ăn lúc nào? Thời điểm nào chúng động đực, sinh sản. Mỗi loài lại có những chứng bệnh khác nhau, nên phải chăm sóc, giữ vệ sinh chuồng trại thật tốt, thường xuyên phun thuốc sát trùng chuồng trại để ngăn ngừa dịch bệnh. Khi chúng bệnh, cần biết đó là bệnh gì, chữa trị ra sao…”, anh Long chia sẻ.

Nuôi con này phải biết một đặc điểm rất quan trọng, đó là chúng vô cùng nhát, chỉ cần nghe tiếng động lớn cũng có thể làm chúng giật mình, đứng tim mà chết. Vì thế, dân đi săn, bắn không trúng nó cũng chết vì tiếng nổ”, anh Long nói.

Thu nhiều tỷ mỗi năm

Hiện nay, trang trại của anh Long đang nuôi 12 loài ĐVHD. Trong đó nhiều loài có giá từ 5-6 trăm ngàn đến vài triệu đồng/kg như dúi, gà rừng, gà Đông Tảo, chồn hương, cheo, chim trĩ, gà lôi...

Riêng đàn chó Phú Quốc, có giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng/con.

Tôi nhẩm sơ sơ trong đầu, chỉ tính riêng gà rừng mỗi tháng anh xuất khoảng 400 con giống, với giá 100 ngàn đồng/con, vị chi anh có khoảng 400 triệu đồng.

Còn những con khác như cheo, chồn… giá cao hơn gà rừng từ 8 - 10 lần. Một khoản thu nhập khủng!

“Trang trại của anh quy mô cỡ này, chắc mỗi năm anh thu nhập cả chục tỷ chứ không ít?”, Tôi ướm hỏi. Anh Long cười, trả lời lấp lửng: “Làm gì được anh ơi. Còn đủ thứ chi phí”.

Anh Long cho biết, chồn hương là loài ĐVHD có giá trị kinh tế cao nhất. Ngoài cho thịt thơm ngon, chồn còn được nhiều doanh nghiệp, nông dân trồng cà phê mua về nuôi để làm cà phê chồn.

Hiện nay trang trại anh có hơn 400 con chồn hương, mỗi năm chúng mang về cho anh bạc tỷ.

Chồn hương, một trong số những ĐVHD mang lại tiền tỷ cho anh Long

“Một con chồn hương đẻ 1 năm 2 lứa, một lứa 4 con, chồn giống giá từ 4 - 5 triệu đồng/con. Còn chồn thương phẩm giá từ 1 - 1,3 triệu đồng/kg. Mỗi dịp tết đến, tôi cũng thu cả trăm triệu đồng từ gà Đông Tảo”, anh Long nói.

Tại trang trại Thanh Long, còn có đàn chó Phú Quốc trị giá cả tỷ đồng. Điều thú vị là đàn chó quý này ban đầu anh Long chỉ nuôi chơi, nhưng sau đó lại mang đến cho anh nguồn lợi khá lớn.

“Ban đầu tôi nuôi một cặp chó Phú Quốc để giữ nhà, canh trại. Sau đó, chúng sinh sản khá tốt. Khách đến mua ĐVHD, tình cờ thấy đàn chó, hỏi mua.

Thế là tôi gây đàn, nhân giống kinh doanh luôn. Giờ đàn cho này cũng mấy chục con. Mỗi năm cũng kiếm cả trăm triệu”, anh Long cười.

Chó Phú Quốc, ban đầu anh Long chỉ nuôi chơi, nhưng lại mang đến cho anh nguồn lợi khá lớn

Anh Long cho biết, sẵn sàng truyền đạt cho những ai muốn nuôi ĐVHD và nói thêm: “Để cho ăn đúng cách thì phải tìm hiểu về đặc tính của chúng. ĐVHD phần lớn ăn uống, hoạt động về đêm, phải biết để chăm sóc chúng vào các thời điểm thích hợp.

Một lưu ý quan trọng nữa là phải xin phép cơ quan kiểm lâm trước khi nuôi”.


Có thể bạn quan tâm

Thừa Thiên Huế Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Vùng Đầm Phá Thừa Thiên Huế Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Vùng Đầm Phá

Đến nay, đã có 15 Khu bảo vệ thủy sản ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, với tổng diện tích mặt nước được bảo vệ trên 430 ha. Theo đó, trong các khu bảo vệ thủy sản, nghiêm cấm hoàn toàn các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản và xây dựng các công trình sản xuất kinh tế… làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên và môi trường thuỷ sinh của vùng đầm phá.

22/09/2014
Phú Yên Nghiêm Cấm Phá Rừng Ven Biển, Chuyển Đổi Đất Vườn, Đất Ở Để Nuôi Tôm Phú Yên Nghiêm Cấm Phá Rừng Ven Biển, Chuyển Đổi Đất Vườn, Đất Ở Để Nuôi Tôm

Chỉ thị nêu rõ, nghiêm cấm tuyệt đối mọi hành vi chặt phá rừng phi lao và các loại cây trồng khác ven biển, chuyển đổi đất vườn, đất ở để san ủi, đào ao lót bạt nuôi tôm.

22/09/2014
Ngư Dân Khánh Hội, Huyện U Minh Trúng Đậm Cá Cơm Ngư Dân Khánh Hội, Huyện U Minh Trúng Đậm Cá Cơm

Trung bình mỗi ngày tại các cơ sở chế biến cá cơm khô có từ 30 – 40 lao động, có hôm cá nhiều lượng lao động tăng lên hơn 50 lao động/cơ sở chế biến. Trung bình mỗi lao động một ngày có thu nhập từ 150.000 - 170.000 đồng, nhiều hôm tăng ca mỗi người có thể thu nhập hơn 200.000 đồng.

22/09/2014
Giữ Vững Và Phát Huy Thương Hiệu Tôm Giống Bình Thuận Giữ Vững Và Phát Huy Thương Hiệu Tôm Giống Bình Thuận

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 152 cơ sở sản xuất tôm giống, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Tuy Phong. Năm 2013, sản lượng tôm giống toàn tỉnh đạt 18 tỷ con; năm 2014, phấn đấu sản xuất 20 tỷ con tôm giống để cung cấp cho thị trường cả nước.

22/09/2014
Ngừng Xuất Khẩu Vào EU Một Số Loại Sò Điệp, Sò Lông Ngừng Xuất Khẩu Vào EU Một Số Loại Sò Điệp, Sò Lông

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã có thông báo chính thức về kết quả làm việc với Đoàn thanh tra EU sau chuyến thanh tra tại Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát ATTP đối với sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam.

22/09/2014