Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Làm Giàu Từ Rau Sạch

Mô Hình Làm Giàu Từ Rau Sạch
Ngày đăng: 17/05/2012

Từ những năm 2000, khi người tiêu dùng Hà Nội còn "mù mờ" với khái niệm rau an toàn (RAT), nông dân phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai đã bắt đầu làm quen với quy trình sản xuất này. Nghề trồng rau đã làm giàu cho hàng trăm hộ dân.

Nằm ven sông Hồng, phường Lĩnh Nam được thiên nhiên ban tặng cho đất đai phù sa, màu mỡ. Tận dụng ưu thế này, hàng trăm năm qua, người dân nơi đây đã phát triển nghề trồng rau. Để giúp nông dân nắm bắt được kỹ thuật thâm canh, canh tác rau sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao, Ban Quản trị HTX dịch vụ nông nghiệp Lĩnh Nam luôn trăn trở tìm hướng đi cho vùng chuyên canh rau sao cho hiệu quả và bền vững, trong đó quan tâm đến việc trồng rau theo hướng RAT.

Đến nay, toàn phường có 800 hộ trồng rau với diện tích trên 100ha theo quy trình sản xuất RAT, có hệ thống nhà lưới, hệ thống dẫn nước tưới sạch ngay tại bờ và hệ thống nhà sơ chế. Rau ở Lĩnh Nam cho thu nhập quanh năm, năng suất cao và chất lượng đảm bảo, được thị trường chấp nhận. Mặc dù HTX dịch vụ nông nghiệp Lĩnh Nam mới chỉ thu mua được 1/3 lượng rau sản xuất trong vùng, tương đương với khoảng 13 tấn/ngày nhưng cũng đã giúp người dân có được một kênh tiêu thụ ổn định. Bên cạnh đó, với lợi thế gần chợ đầu mối nên các tư thương về mua buôn rất nhiều, không có tình trạng bị ép giá.

Theo ông Lê Hồng Minh, Phó Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp Lĩnh Nam, để có được những thay đổi trong tập quán sản xuất của bà con trong vùng như hiện nay. Thời gian đầu, khi mới triển khai mô hình, HTX thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh, kỹ thuật chăm sóc cây trồng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình nhằm bảo vệ môi trường và giảm chi phí trong sản xuất. Bên cạnh đó, người dân còn được hỗ trợ 40% kinh phí xây dựng cơ bản như: lưới che, hệ thống ống dẫn nước tưới... Lúc đầu, khi mới triển khai mô hình theo tiêu chuẩn, quy trình trồng RAT, người dân còn hoài nghi vì chi phí cho trồng RAT cao hơn so với trồng rau theo kiểu truyền thống. Song được sự hỗ trợ của Hội Nông dân TP trong việc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, người dân Lĩnh Nam đã yên tâm sản xuất với mô hình này.

Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại rau khác nhau, giá thành thấp nhưng rau của phường Lĩnh Nam vẫn được nhiều khách hàng biết đến và chủ động đến ký hợp đồng mua với số lượng lớn như bếp ăn của Công ty Bánh kẹo Hải Hà (400kg/ngày), Trường tiểu học Phương Liệt (200kg/ngày) và nhiều bếp ăn của các trường nầm non trong vùng… Nghề trồng rau đã và đang mang lại đời sống kinh tế khá giả cho người dân nơi đây với thu nhập bình quân từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng.

  

Có thể bạn quan tâm

Kết nối tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi Kết nối tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

Ngày 6/7, Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội tổ chức cho đoàn đại biểu đại diện Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và người tiêu dùng tham quan chuỗi chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn và trang trại hữu cơ Bảo Châu, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn.

09/07/2015
Cần hỗ trợ người chăn nuôi để phát triển bền vững Cần hỗ trợ người chăn nuôi để phát triển bền vững

Cần hình thành các mô hình chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm, từ chăn nuôi - giết mổ - buôn bán sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; đồng thời ưu tiên phát triển các nguồn giống tốt và rút ngắn thời gian nghiên cứu các ứng dụng khoa học về chăn nuôi, sớm đưa vào sản xuất để góp phần hạ giá thành.

09/07/2015
Đối thoại về sản xuất và liên kết thị trường trong lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa Đối thoại về sản xuất và liên kết thị trường trong lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa

Hội nghị giúp nông dân có thêm kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi lợn đen bản địa. Sáng 7/7, tại UBND xã Bản Lầu (Mường Khương - Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội nghị tư vấn, đối thoại trực tiếp với nông dân các xã: Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai về lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa ngoài vùng dự án với chủ đề: “Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh và liên kết phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa theo chuỗi giá trị bền vững”.

09/07/2015
Mường La (Sơn La) phát triển nuôi dê Mường La (Sơn La) phát triển nuôi dê

“Cách đây 5 năm, tôi đầu tư 5 triệu đồng, mua 2 con dê sinh sản. Đến nay, đàn dê phát triển lên 21 con, trị giá gấp trên 10 lần lúc đầu tư. Nuôi dê không mất tiền chi phí thức ăn, chỉ bỏ công lao động là có lãi. Hằng năm, bán 4 - 5 con dê đực giống (trị giá 4 triệu đồng/con). Nhờ vậy, gia đình tôi đã thoát nghèo”. Đó là câu chuyện của chị Lường Thị Hậu, bản Lâm, xã Chiềng San (Mường La - Sơn La), một trong nhiều hộ dân ở Mường La mạnh dạn đầu tư nuôi dê.

09/07/2015
Ớt Lâm Đồng bất ngờ lên cơn sốt Ớt Lâm Đồng bất ngờ lên cơn sốt

Giá ớt tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bất ngờ tăng vọt lên 30.000 đồng/kg giúp nhiều nông dân có thu nhập khá

09/07/2015