Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trang Trại Tổng Hợp Thu Trên 1 Tỷ Đồng/năm

Trang Trại Tổng Hợp Thu Trên 1 Tỷ Đồng/năm
Ngày đăng: 26/06/2013

Hưởng ứng phong trào xây dựng NTM, ông Lê Văn Bình (thôn Hương Mỹ, Xuân Mỹ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã đầu tư gần 10 tỷ đồng để xây dựng trang trại tổng hợp, trong đó có mô hình chăn nuôi lợn tập trung. Đến nay, sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, mô hình đã góp phần nâng cao thu nhập trên 1 tỷ đồng.

Trang trại tổng hợp của ông Lê Văn Bình nằm ở khu vực cầu Sét (Xuân Mỹ), cách xa khu vực dân cư hơn 3 km, với diện tích 67 ha đất hoang hóa, ven chân núi Hồng Lĩnh.

Để xây dựng trang trại, ông Bình đã đầu tư xây đập lấy nước, xây dựng kênh mương bê tông và 3 trại chăn nuôi lợn tập trung quy mô 1.800 con/lứa; 1 trại chăn nuôi bò sinh sản, qui mô 100 - 120 con; 5 ha ao cá, hệ thống cấp nước và hệ thống xử lý nước thải... Trong đó, nguồn vốn đầu tư để xây dựng trại chăn nuôi lợn tập trung chiếm gần 4 tỷ đồng.

Nhằm giảm bớt khó khăn về vốn, kỹ thuật chăn nuôi cũng như tìm nơi bao tiêu sản phẩm, sau nhiều lần lặn lội sang Thái Lan, ông Bình đã khâu nối, liên kết được với Công ty cổ phần CP Thái Lan, thiết kế xây dựng chuồng trại, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước thải bằng hầm biogas, nhà kho, hệ thống cấp điện, cung cấp con giống, thức ăn và bao tiêu sản phẩm...

Đến nay, sau gần 15 tháng đi vào hoạt động, trang trại tổng hợp của ông Lê Văn Bình đã xuất chuồng được 2 lứa lợn, trong đó lứa thứ nhất xuất chuồng 1.200 con lợn (120 tấn); lứa thứ 2 xuất chuồng 1.800 con (180 tấn).

Hiện nay, cùng với chăn nuôi lợn, ông Bình còn nuôi 100 con bò sinh sản, 5 ha ao cá nước ngọt, 2.000 con gà, 2.000 con vịt đẻ, trồng 2 ha lúa, 1 ha lạc... Tổng thu nhập hàng năm của trang trại đạt trên 1 tỷ đồng, trong đó thu nhập từ mô hình chăn nuôi lợn tập trung trên 600 triệu đồng, chăn nuôi bò trên 200 triệu đồng, chăn nuôi cá nước ngọt 200 triệu đồng, chăn nuôi gà, vịt và sản xuất nông nghiệp khoảng 50 triệu đồng...

Ngoài ra, trang trại này đã góp phần GQVL thường xuyên cho 10 lao động trong xã có thu nhập ổn định.


Có thể bạn quan tâm

Ruốc Biển Bẩn Nhuộm Phẩm Màu Ruốc Biển Bẩn Nhuộm Phẩm Màu

Những con ruốc nhỏ bằng cây kim sau khi được đánh bắt từ biển được nhuộm màu đỏ gạch au trước khi đưa ra thị trường, trong đó đối tượng tiêu thụ có cả nhà máy SX mì tôm.

11/11/2014
Khi Cán Bộ Đi Trước… Phá Rừng! Khi Cán Bộ Đi Trước… Phá Rừng!

Đó là việc hàng trăm hộ dân của xã An Lạc thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang) đồng loạt tàn phá những cánh rừng ở sườn Tây của dãy Yên Tử, là khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó huyện Sơn Động có hơn 10.000 ha rừng thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt, 7.000 ha rừng đặc dụng cực kỳ quan trọng. Mà mục đích của việc phá rừng này là để… trồng keo.

11/11/2014
Quản Lý Thức Ăn Yếu Tố Quan Trọng Cho Vụ Nuôi Tôm Thành Công Quản Lý Thức Ăn Yếu Tố Quan Trọng Cho Vụ Nuôi Tôm Thành Công

Ngoài yếu tố tôm nuôi chết sớm do bệnh gan tuỵ cấp thì thức ăn là một nguyên nhân gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công như mong đợi. Do đó, việc quản lý thức ăn phải được người nuôi đặt lên hàng đầu, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay.

11/11/2014
Phát Triển Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Hướng Công Nghệ Cao Phát Triển Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Hướng Công Nghệ Cao

Song, các ngành chức năng vẫn không xác định được nguyên nhân tôm chết! Trước tình hình trên, một số doanh nghiệp nuôi tôm tại Bạc Liêu đã xây dựng và đầu tư mô hình nuôi tôm trong nhà kính theo công nghệ của Tập đoàn C.P (Thái Lan).

11/11/2014
“Thắng Lớn” Khi Đưa Cá Vào Chợ “Thắng Lớn” Khi Đưa Cá Vào Chợ

Khi việc nuôi cá tra xuất khẩu không còn lãi như xưa, một số ngư dân trong tỉnh đã năng động đổi sang nuôi các mặt cá chợ, như: Cá điêu hồng, cá he, cá hú, cá chim… để bán ở thị trường nội địa. Sự chuyển hướng kịp thời đã giúp họ thành công.

11/11/2014