Trang Trại Tổng Hợp Thu Trên 1 Tỷ Đồng/năm

Hưởng ứng phong trào xây dựng NTM, ông Lê Văn Bình (thôn Hương Mỹ, Xuân Mỹ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã đầu tư gần 10 tỷ đồng để xây dựng trang trại tổng hợp, trong đó có mô hình chăn nuôi lợn tập trung. Đến nay, sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, mô hình đã góp phần nâng cao thu nhập trên 1 tỷ đồng.
Trang trại tổng hợp của ông Lê Văn Bình nằm ở khu vực cầu Sét (Xuân Mỹ), cách xa khu vực dân cư hơn 3 km, với diện tích 67 ha đất hoang hóa, ven chân núi Hồng Lĩnh.
Để xây dựng trang trại, ông Bình đã đầu tư xây đập lấy nước, xây dựng kênh mương bê tông và 3 trại chăn nuôi lợn tập trung quy mô 1.800 con/lứa; 1 trại chăn nuôi bò sinh sản, qui mô 100 - 120 con; 5 ha ao cá, hệ thống cấp nước và hệ thống xử lý nước thải... Trong đó, nguồn vốn đầu tư để xây dựng trại chăn nuôi lợn tập trung chiếm gần 4 tỷ đồng.
Nhằm giảm bớt khó khăn về vốn, kỹ thuật chăn nuôi cũng như tìm nơi bao tiêu sản phẩm, sau nhiều lần lặn lội sang Thái Lan, ông Bình đã khâu nối, liên kết được với Công ty cổ phần CP Thái Lan, thiết kế xây dựng chuồng trại, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước thải bằng hầm biogas, nhà kho, hệ thống cấp điện, cung cấp con giống, thức ăn và bao tiêu sản phẩm...
Đến nay, sau gần 15 tháng đi vào hoạt động, trang trại tổng hợp của ông Lê Văn Bình đã xuất chuồng được 2 lứa lợn, trong đó lứa thứ nhất xuất chuồng 1.200 con lợn (120 tấn); lứa thứ 2 xuất chuồng 1.800 con (180 tấn).
Hiện nay, cùng với chăn nuôi lợn, ông Bình còn nuôi 100 con bò sinh sản, 5 ha ao cá nước ngọt, 2.000 con gà, 2.000 con vịt đẻ, trồng 2 ha lúa, 1 ha lạc... Tổng thu nhập hàng năm của trang trại đạt trên 1 tỷ đồng, trong đó thu nhập từ mô hình chăn nuôi lợn tập trung trên 600 triệu đồng, chăn nuôi bò trên 200 triệu đồng, chăn nuôi cá nước ngọt 200 triệu đồng, chăn nuôi gà, vịt và sản xuất nông nghiệp khoảng 50 triệu đồng...
Ngoài ra, trang trại này đã góp phần GQVL thường xuyên cho 10 lao động trong xã có thu nhập ổn định.
Related news

Đó là nhận xét của lãnh đạo xã Phi Mô và Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về anh Nguyễn Thành Chung, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Phi Mô.

Nghề nuôi cá chình giúp nhiều nông dân ở khu vực bán đảo Cà Mau làm giàu. Do nhu cầu con giống ngày một tăng nên nhiều người đã nhập giống Trung Quốc về bán giá thấp.

Sản lượng thủy sản nuôi trong tháng 10/2013 ước đạt 10,1 nghìn tấn, tăng 33,75% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó cá đạt 4,6 nghìn tấn, giảm 19,55%; tôm đạt 4,4 nghìn tấn, gấp 3 lần. Tính chung mười tháng năm 2013, sản lượng thủy sản nuôi ước tính đạt 76,2 nghìn tấn, tăng 17,81% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 48,4 nghìn tấn, tăng 2,65%; tôm đạt 19,4 nghìn tấn, tăng 85,78%.

Ba người đàn ông cùng quyết định “cột bè vào với nhau mà làm ăn”. Vậy mà đã 5 năm trôi qua, công việc lúc được lúc thua và dù cái máy xay, cái máy phát điện đều dùng chung, nhưng chưa bao giờ họ làm mất lòng nhau. Đó cũng là cái cách mà nhiều nhà lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chọn để cùng nương tựa vào nhau mà mưu sinh.

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của Hà Tĩnh phát triển với tốc độ khá nhanh. Đặc biệt chăn nuôi trâu, bò thịt đang được quan tâm và được xác định là một trong những chương trình phát triển trọng điểm của ngành nông nghiệp. Mặc dầu chăn nuôi trâu là một nghề vốn đã có từ lâu trong đời sống nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, nhưng vẫn còn mang tính phân tán, nhỏ lẻ, người nuôi chưa chú trọng nhiều đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nên hiệu quả mang lại từ nghề chăn nuôi trâu còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương tỉnh nhà.