Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trang Trại Tiền Tỷ Trên Cát Trắng

Trang Trại Tiền Tỷ Trên Cát Trắng
Ngày đăng: 29/06/2012

Chị Bòng cho biết, thu nhập hàng năm của gia đình chị sau khi trừ chi phí vẫn còn 800 triệu đồng...Là người tiên phong trong việc chuyển đổi mô hình sinh kế mới của người dân vùng cát trắng xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, chị Hồ Thị Bòng, thôn Đông Hải, xã Quảng Ngạn đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà khang trang, chị Bòng kể: Vợ chồng chị cùng làm y tá tại Trạm y tế xã, cuộc sống khó khăn hơn khi các con chị lần lượt ra đời. Sau một lần đi tham quan ở miền Nam thấy mô hình nuôi ba ba ở đó rất thành công, chị bàn với chồng xin thôi việc ở trạm y tế để nuôi ba ba.

Chị lập dự án xây dựng trang trại và xin UBND xã cấp 1,5ha đất cát trắng. Đầu năm 2005, tiền tích lũy của gia đình và vay mượn bạn bè, người thân, chị đầu tư 500 triệu đồng xây 3 hồ cá, thả nuôi 3.000 cá giống các loại, 1 hồ nuôi ếch 200 con, 4 hồ nuôi 900 con ba ba giống Thái Lan. Sau hơn 1 năm, chị không những thu hồi vốn mà còn lãi gần 100 triệu đồng. Có tiền, chị xây 300m2 chuồng trại nuôi 20 con heo nái và 100 heo thịt.

Hiện, chị đang nuôi 2.000 con ba ba giống 5.000 con ba ba thịt, 100 heo thịt, 20 con heo nái và 20 con heo sữa, 1 hồ cá. Theo chị Bòng, nhu cầu ba ba của thị trường trong nước vẫn rất lớn và cho"siêu lợi nhuận".

Nơi nuôi heo chị chia thành từng khu vực riêng như heo sinh sản, heo cai sữa, heo thịt và cách ly phòng khi có heo bệnh. Tại khu nuôi heo thịt có 10 ô chuồng và duy trì khoảng 100 heo thịt, khu heo sinh sản duy trì thường xuyên 20-30 heo sinh sản, khu tách heo sữa duy trì 30-40 con.

Chị Bòng cho biết, thu nhập hàng năm của gia đình chị sau khi trừ chi phí vẫn còn 800 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, kế hoạch sắp tới chị xây thêm 2 bể mở rộng diện tích mặt nước để nuôi 5.000 con ba ba thương phẩm.

Ông Ngô Thanh Thơ-Chủ tịch Hội ND xã Quảng Ngạn cho biết: "Chị Bòng là người khởi xướng mô hình nuôi ba ba đầu tiên của xã. Nhiều ND ở thôn Đông Hải làm theo chị Bòng không chỉ thoát nghèo mà đã có của ăn của để.

Có thể bạn quan tâm

Tồn Kho Nhiều, Giá Bán Đường Tiếp Tục Giảm Tồn Kho Nhiều, Giá Bán Đường Tiếp Tục Giảm

Theo Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, tính đến ngày 15/10/2014, đã có 08/41 nhà máy đường đi vào sản xuất. Các nhà máy đã ép được 416 nghìn tấn mía, sản xuất được 36,8 nghìn tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng múa ép tăng 64 nghìn tấn, lượng đường tăng 7,1 nghìn tấn.

28/10/2014
Cam Vinh Chưa Chính Vụ Hà Nội Đã Loạn Hàng Giả Cam Vinh Chưa Chính Vụ Hà Nội Đã Loạn Hàng Giả

Những ngày cuối tháng 10, chị Vũ Thị Nga (đường Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội) vô cùng vui mừng khi lô cam Vinh đầu tiên ông ngoại gửi cho hai đứa trẻ nhà chị ra đến nơi. Ông nhắn, cam giờ vào mùa, hai tuần ông gửi cam ra một lần.

28/10/2014
Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Đem Lại Nhiều Lợi Ích Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Đem Lại Nhiều Lợi Ích

Sau thời gian tham quan học tập ở tỉnh Đồng Nai, anh Hải đã quyết định áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học tại gia đình. Anh Hải chia sẻ: Nguyên liệu làm đệm lót sinh học là chất độn là trấu và mùn cưa sẵn có ở địa phương. Cách làm cũng khá đơn giản, trước tiên cần đổ 30 cm trấu cộng với 1 lớp men, sau đó lớp bên trên đổ 40cm mùn cưa.

28/10/2014
Chuyển Đổi Cây Điều Ở Đắk R’lấp Đang Gặp Khó Chuyển Đổi Cây Điều Ở Đắk R’lấp Đang Gặp Khó

Chuyển đổi những diện tích điều già cỗi, sâu bệnh sang trồng những loại cây khác phù hợp là một chủ trương đúng đắn của ngành Nông nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, thực tế, công tác này ở huyện Đắk R’lấp đang đặt người nông dân và ngành chức năng, chính quyền cơ sở trước những khó khăn lớn.

28/10/2014
Làm Giàu Nhờ Mạnh Dạn Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Làm Giàu Nhờ Mạnh Dạn Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật

Gia đình anh Ninh Hồng Hà ở thôn Đắk M’rê, xã Quảng Tân (Tuy Đức) hiện có 3 ha cà phê và 1,5 ha hồ tiêu đều đang trong thời kỳ kinh doanh. Thời gian này, gia đình anh đang vô cùng hứng khởi bởi tiếp tục sẽ có thêm một vụ mùa bội thu.

28/10/2014