Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trang trại đồi rừng đem lại 500 triệu đồng/năm

Trang trại đồi rừng đem lại 500 triệu đồng/năm
Ngày đăng: 01/08/2015

Năm 1986, ông Đồng xuất ngũ trở về quê làm kinh tế. Cuộc sống của cả gia đình chỉ dựa vào vài sào lúa, năm được năm mất nên vô cùng khó khăn. Theo chủ trương của Nhà nước, ông quyết định dắt vợ con vào rừng khai hoang, lập nghiệp.

Vợ chồng ông làm đêm làm ngày, khai khẩn được 6ha đất để trồng trọt, đào ao thả cá, chăn nuôi lợn, gà. Diện tích đất đồi liên tục được ông khai hoang và trồng mía đường, keo lai. Ban đầu vốn ít lại “non” kinh nghiệm, ông Đồng chỉ dám chăn nuôi nhỏ lẻ. “Tôi thấy, làm việc gì cũng cần kiên trì. Tôi tìm đến một số hộ chăn nuôi lớn trong vùng để học hỏi. Rồi tôi tìm kiếm sách báo về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. Có kiến thức, tích lũy được kinh nghiệm, tôi liền áp dụng vào trang trại của gia đình và thành công…”- ông Đồng nhớ lại.

Có lãi, ông Đồng mở rộng quy mô, tăng thêm số lượng gà trong đàn và số lứa nuôi trong năm. Thời điểm ông Đồng nuôi nhiều nhất lên tới gần 3.000 con gà/lứa, năm 4 lứa. Nuôi gà thành công, ông Đồng có điều kiện đầu tư mua 10 con lợn nái hướng nạc về nuôi để chủ động con giống. Từ chăn nuôi lợn, gà, mỗi năm ông có khoản lãi ròng 100 triệu đồng. Đấy là chưa kể nguồn thu từ việc xuất bán hơn 40 tấn mía nguyên liệu mỗi năm và dự kiến 10ha keo lai sẽ cho thu nhập hơn nửa tỷ đồng trong thời gian sắp tới.

Ông Lê Xuân Bản – Chủ tịch Hội ND xã Nghĩa Lộc cho biết: “Đến nay nhiều bà con đã theo gương ông Đồng vào khu kinh tế mới lập nghiệp. Vì vậy, đất lâm nghiệp của địa phương được bà con khai thác hiệu quả, không còn hiện tượng bỏ hoang như nhiều năm về trước”.


Có thể bạn quan tâm

Khủng Hoảng Vùng Nguyên Liệu Khủng Hoảng Vùng Nguyên Liệu

Với khoảng 44.770 hécta, cây điều đang đứng ở tốp đầu về diện tích canh tác tại Đồng Nai và cả nước. Đây vẫn là cây trồng chủ lực của tỉnh vì theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Đồng Nai nằm trong vùng trọng điểm phát triển cây điều của cả nước.

28/07/2014
Đại Gia Vay Nghìn Tỷ Mua Tàu Cá Đồng Nát 30 Năm Tuổi Đại Gia Vay Nghìn Tỷ Mua Tàu Cá Đồng Nát 30 Năm Tuổi

Ông Đào Hồng Đức, Cục trưởng Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản cho biết, tàu cũ nhập về Việt Nam phải dưới 8 tuổi. Trong khi đại gia công ty Đức Khải xin nhập tàu gần 30 tuổi.

06/08/2014
Nghề Làm Nghề Làm "Vàng Trắng"

Nghề làm “vàng trắng” là cách gọi vui của nhiều người dân chuyên làm tiêu sọ trong tỉnh. Nghề này giúp nhiều người trở nên khá giả, song cũng khiến không ít hộ trắng tay. Thực tế, muốn làm được mẻ tiêu sọ (tiêu trắng) tương đối vất vả.

28/07/2014
Ông Trần Văn Hùng Ấp An Tấn, Xã An Lạc Tây, Huyện Kế Sách Làm Giàu Từ Nuôi Cá Trê Vàng Lai Ông Trần Văn Hùng Ấp An Tấn, Xã An Lạc Tây, Huyện Kế Sách Làm Giàu Từ Nuôi Cá Trê Vàng Lai

Từ UBND xã An lạc Tây (Kế Sách - Sóc Trăng) ngồi phà, chúng tôi đặt chân lên vùng đất nằm giữa sông Hậu có cái tên Cồn Cò (thuộc ấp An Tấn, xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách). Tại đây, ngoại trừ con đường đi được lót bằng dal thì hầu hết những phần đất trống đều được người dân trồng nhãn.

06/08/2014
Phấn Đấu Xây Dựng Các Hợp Tác Xã, Tổ Hợp Tác Hoạt Động Có Hiệu Quả Phấn Đấu Xây Dựng Các Hợp Tác Xã, Tổ Hợp Tác Hoạt Động Có Hiệu Quả

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Tháp Mười có 31 hợp tác xã (HTX), trong đó có đến 30 HTX nông nghiệp và 1 HTX vận tải thủy bộ với tổng số 905 thành viên, vốn điều lệ trên 23 tỷ đồng; bình quân lợi nhuận hàng năm dao động từ 90 - 125 triệu đồng/năm.

28/07/2014