Trang trại đồi rừng đem lại 500 triệu đồng/năm

Năm 1986, ông Đồng xuất ngũ trở về quê làm kinh tế. Cuộc sống của cả gia đình chỉ dựa vào vài sào lúa, năm được năm mất nên vô cùng khó khăn. Theo chủ trương của Nhà nước, ông quyết định dắt vợ con vào rừng khai hoang, lập nghiệp.
Vợ chồng ông làm đêm làm ngày, khai khẩn được 6ha đất để trồng trọt, đào ao thả cá, chăn nuôi lợn, gà. Diện tích đất đồi liên tục được ông khai hoang và trồng mía đường, keo lai. Ban đầu vốn ít lại “non” kinh nghiệm, ông Đồng chỉ dám chăn nuôi nhỏ lẻ. “Tôi thấy, làm việc gì cũng cần kiên trì. Tôi tìm đến một số hộ chăn nuôi lớn trong vùng để học hỏi. Rồi tôi tìm kiếm sách báo về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. Có kiến thức, tích lũy được kinh nghiệm, tôi liền áp dụng vào trang trại của gia đình và thành công…”- ông Đồng nhớ lại.
Có lãi, ông Đồng mở rộng quy mô, tăng thêm số lượng gà trong đàn và số lứa nuôi trong năm. Thời điểm ông Đồng nuôi nhiều nhất lên tới gần 3.000 con gà/lứa, năm 4 lứa. Nuôi gà thành công, ông Đồng có điều kiện đầu tư mua 10 con lợn nái hướng nạc về nuôi để chủ động con giống. Từ chăn nuôi lợn, gà, mỗi năm ông có khoản lãi ròng 100 triệu đồng. Đấy là chưa kể nguồn thu từ việc xuất bán hơn 40 tấn mía nguyên liệu mỗi năm và dự kiến 10ha keo lai sẽ cho thu nhập hơn nửa tỷ đồng trong thời gian sắp tới.
Ông Lê Xuân Bản – Chủ tịch Hội ND xã Nghĩa Lộc cho biết: “Đến nay nhiều bà con đã theo gương ông Đồng vào khu kinh tế mới lập nghiệp. Vì vậy, đất lâm nghiệp của địa phương được bà con khai thác hiệu quả, không còn hiện tượng bỏ hoang như nhiều năm về trước”.
Related news

Rất nhiều người ở Tây nguyên nuôi được cá lăng, nhưng trúng đậm tiền tỉ từ loài cá có nguồn gốc hoang dã này chỉ có anh Nguyễn Minh Tuấn ở xã Ea Kao, TP.Buôn Ma Thuột.

Hôm qua (24.4), Bộ NNPTNT đã chính thức có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về Dự thảo Nghị định quản lý đất lúa.

Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết từ đầu vụ thả nuôi (tháng 11/2011) đến nay, toàn huyện đã có gần 75.600 con tôm hùm nuôi bị chết, chiếm hơn 20,5% số lượng tôm nuôi.

“Hiện nay chúng ta đang chào giá tôm trên thế giới thấp hơn giá thật mà không ai mua. Nhiều khách hàng họ trả giá nhưng khi mình đồng ý bán thì họ lại không mua nữa, trong khi hợp đồng sau khi được ký, DN phải thu mua nguyên liệu rất khó khăn, thậm chí phải nâng giá mua, đôi khi giá chào bán chỉ bằng giá nguyên liệu" - ông Trần Văn Lĩnh - Phó Chủ tịch VASEP, Tổng Giám đốc Thuan Phuoc Corp. than phiền như vậy trong Hội nghị Toàn thể hội viên VASEP năm 2012 được tổ chức ngày 12/6 vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh.

Điều đáng lo ngại là các loại bệnh trên tôm diễn biến phức tạp, nhưng ngành chức năng chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh để có hướng xử lý.