Công Nghệ Men Vi Sinh Hướng Đi Mới Trong Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi
Mới đây, công ty ứng dụng phát triển công nghệ sinh học Việt Nam đã cho ra đời loại men vi sinh Bio-ADB dựa trên những nghiên cứu của các nhà khoa học từ Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam. Việc sử dụng công nghệ men vi sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi đang mở ra hướng đi mới mang lai lợi ích cho cả doanh nghiệp (DN), người nông dân và nền kinh tế.
Chế phẩm sinh học này trộn lẫn với bột cám ngô, gạo, thóc, sắn, đậu tương, các loại khô dầu (lạc, cải…), bột cá và nước sạch để làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản.
Cuộc khảo nghiệm đã thành công ở Hà Nội và các vùng lân cận trên gà và lợn, đã cho kết quả sản phẩm thực phẩm tốt như: độ đạm trên 17%, độ sạch PH từ 5,8-6%, hàm lượng protein 19-23%, kết quả phản ứng Eber và HS2 đều âm.
Tỷ lệ thức ăn quy đổi là 2,5 kg thức ăn tổng hợp ủ men vi sinh Bio-ADB/1 kg tăng trọng. Tỷ lệ móc hàm lên tới 82% và tới 60 % là nạc. Với các chỉ số này cho phép thịt lợn chăn nuôi bằng thức ăn sinh học xuất khẩu được sang những thị trường khó tính như: EU, Nhật Bản.
Bà Nguyễn Thị Mai - Giám đốc công nghệ công ty - cho biết, sản phẩm này được sản xuất từ chủng vi sinh vật trong dạ dày cỏ của các loài động vật ăn cỏ ở nước ta như trâu, bò, dê, ngựa... Nó có khả năng biến đổi chất xơ, tinh bột thành protein giúp cho gia súc, gia cầm hấp thụ thức ăn nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời tăng sức đề kháng của vật nuôi, tăng chất lượng sản phẩm và an toàn về môi trường.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn chăn nuôi năm 2013 đạt 3,0 tỷ USD, tăng 22,3% so với năm 2012 (tương đương với kim ngạch xuất khẩu gạo). Trong khi đó giá cả vẫn tăng nhưng chất lượng không tăng.
Trên thực tế, sản phẩm men vi sinh - một sản phẩm của công nghệ sinh học đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu thành công và đã được áp dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nhiều năm nay. Sau khi pha trộn ủ chín, loại thức ăn tổng hợp này có tác dụng giúp vật nuôi hấp thụ thức ăn tốt kích thích tăng trưởng, qua đó giảm tiêu tốn thức ăn, giảm mùi hôi thối chuồng trại, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe vật nuôi, con người. Tuy nhiên việc áp dụng vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa thực sự trở thành một sản phẩm thương mại trên thị trường với quy mô lớn.
Hướng đi mới
Theo bà Mai, thị trường thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam phần lớn do các công ty nước ngoài bao sân và chi phối. Điều này không chỉ thiệt hại cho người chăn nuôi trực tiếp mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Trong khi đó, với những nguyên liệu sẵn có, nông dân có thể tự chế biến thức ăn chăn nuôi, vừa giảm chi phí mà vẫn hiệu quả.
Ưu điểm của loại men vi sinh này không phụ thuộc vào thành phần pha trộn thức ăn trong quá trình lên men. Nếu không có nguyên liệu theo công thức có thể thay thế bằng những nguyên liệu khác. Đơn cử như không có sắn có thể thay thế bằng bã bia hoặc bột ngô, bột gạo... Khó khăn là quy trình sử dụng men vi sinh cần đúng kỹ thuật, đủ liều lượng và thời gian.
Trong khi đó với các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, thường khó thực hiện. Do vậy, DN đã đầu tư xây dựng nhà máy nhằm sản xuất thức ăn chăn nuôi sinh học để cung cấp cho bà con nông dân, đồng thời từng bước ký kết hợp đồng hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Mô hình này sẽ giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững, nhất là trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình (Quảng Nam) phối hợp với tổ chức Phát triển quốc tế (IDE) tại Việt Nam hỗ trợ nông dân áp dụng kỹ thuật tưới phun mưa để nâng cao năng suất rau màu, bước đầu đem lại kết quả khả quan.
Sau 2 ngày có chỉ đạo của Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, về việc làm rõ đúng, sai trong vụ tạm giữ 1,8 tấn bạch tuộc tại Hải Dương, Công an tỉnh này đã nhận sai và bồi thường số tiền 650 triệu đồng cho các ngư dân ở huyện Cần Giờ (TPHCM) vì số hàng đã bị hỏng.
Nhờ được học nghề trồng dâu, nuôi tằm bài bản, nhiều hộ dân xã Bắc Bình (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) bây giờ đang có thu nhập cao từ nghề này và tạo việc làm cho hàng trăm lao động.
Để thu được một triệu đồng tiền lãi từ nuôi các loài cá truyền thống (cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép…), một người nông dân có thể phải sử dụng đến hàng trăm m2 ao nuôi, nhưng với anh Nguyễn Hữu Tân, ở tổ 1, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), chỉ với 3 chiếc lồng nuôi cá, rộng 8 m2 mỗi lồng, trung bình hàng năm đem về cho anh 70-80 triệu đồng tiền lãi.
Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.