Nuôi lươn không bùn và ếch trong bể thu trên 100 triệu đồng mỗi năm
Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, đầu năm 2016, ông Nguyễn Văn Khánh ở xóm Đông Phú, xã Khánh Thành (Yên Thành) được Khuyến nông huyện chọn làm mô hình điểm nuôi lươn không bùn. Đây là mô hình đầu tiên của tỉnh và thay vì nuôi lươn dưới ao có bùn thì nay lươn được nuôi trong bể không có bùn.
Chỉ với khoảng 30 m2 chia làm 5 bể làm bằng xi măng và ốp gạch và trong vòng 6 tháng có thể nuôi được hơn 4 tạ lươn, bình quân 14 kg/m2.
Trái với quan niệm lâu nay, nuôi lươn không bùn rất sạch và an toàn vì từ nguồn nước cho đến thức ăn đều được kiểm soát. Mặc dù mật độ nuôi dày nhưng do được cho ăn và thay nước hàng ngày nên con nào ốm hay có bệnh đều phát hiện cách ly được ngay.
Thời gian tới ông Khánh mở rộng diện tích lên 60 m2 và xây thêm 4 bể nuôi nữa để vừa sản xuất lươn thịt và sản xuất lươn giống. Theo ông Khánh, lươn là con nuôi khó tính, để sản xuất giống, ngoài điều kiện nguồn nước tự nhiên, lươn mua từ vùng nào về cũng phải thuần hóa để phù hợp với nguồn nước mới. Hiện nay, giá lươn thịt dao động từ 180.000 đến khoảng 230.000 - 250.000 đồng/kg, nhưng lươn giống giá khoảng 350.000 đồng/kg.
Với chỉ 2,5 sào đất, trong đó hơn 1 sào để trồng các loại cây ăn quả, ông dành 60 m2 làm bể nuôi lươn không bùn, 200 m2 ao nuôi ếch, 100 m2 nuôi cá trê phi. Hiện tại, chỉ với 2 lao động nhưng mỗi năm gia trại của ông Khánh cho doanh thu từ 120 - 150 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, mô hình lãi từ 80 - 100 triệu đồng/năm, cao gấp 10 lần làm lúa…
Có thể bạn quan tâm
Nghe thương lái bán hoa quả ở thành phố Tuyên Quang kháo nhau, ở xã Thượng Ấm (Sơn Dương) có giống nhãn lồng Phố Hiến ngon hơn hẳn giống nhãn địa phương, chúng tôi đã tìm đến thôn Hàm Ếch để mục sở thị về loại nhãn này. Những chùm nhãn to, trĩu quả sà xuống bờ rào khiến cành nhãn phải gồng mình gánh đỡ là hình ảnh đầy ấn tượng về nhãn lồng Phố Hiến thời điểm này.
Hưởng ứng phong trào vận động của nhà nước, người dân huyện Yên Minh (Hà Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi đất đai không màu mỡ sang trồng nhiều loại cây ăn quả. Nhiều hộ đã thoát nghèo và còn tiến tới làm giàu.
Cây hoa tam giác mạch được đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) gieo trồng từ lâu đời để dùng làm lương thực. Ngoài ra, hoa có vẻ đẹp tinh khôi nên rất hấp dẫn du khách.