Trái Trúc Bảy Núi Đắt Hàng
Trái trúc là loại cây sống ở vùng đồi núi cùng họ với chanh, trái có vị chua dùng để lấy nước, đặc biệt có mùi thơm giữ rất lâu.
Trái trúc xem là loại đặc sản ở vùng Bảy Núi – An Giang, được trồng nhiều ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
Hiện đang bước vào đầu mùa nên giá bán trái trúc rất cao từ 100.000 -120.000 đ/kg, cao gấp nhiều lần so với giá chanh, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Thời điểm nghịch vụ, vào những tháng nắng giá lên 130.000 -140.000 đ/kg.
Trái trúc là loại cây sống ở vùng đồi núi cùng họ với chanh, trái có vị chua dùng để lấy nước, đặc biệt có mùi thơm giữ rất lâu. Thông thường trồng cây trúc từ 5-8 năm mới cho trái, một năm cho trái 1 lần vào mùa mưa, năng suất rất thấp khoảng 150-200 trái/cây, bình quân khoảng 8-10 trái/kg.
Ông Chau Seul, ở xã Lương Phi, huyện Tri Tôn trồng 30 gốc trúc đang thu hoạch trái cho biết: Cây rất dễ trồng, không cần chăm sóc cây vẫn phát triển tốt, bình quân một cây cho thu nhập gần 2 triệu đồng, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn – An Giang, hiện nay cây trúc đang được xem là cây trồng thích hợp trong thời kỳ biến đổi khí hậu, vì thích nghi tốt ở nhiệt độ cao, khô hạn ở vùng đồi núi. Đây cũng là cây được nhiều Cty ở TP.HCM và Đồng Tháp đến xin bao tiêu cung cấp lá và trái để chế xuất làm dược lieu.
Related news
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu của cả nước trong 10 tháng qua đạt 5,038 triệu tấn gạo, giảm gần 6% về lượng và giảm bình quân 24,03 USD/tấn về giá so với cùng kỳ năm trước.
Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu (XK) hàng hóa, tận dụng cơ hội từ hội nhập, Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2015 – 2020, định hướng đến năm 2030”.
Trước những bất lợi về giá, sức tiêu thụ kém của thị trường nhập khẩu từ đầu năm đến nay, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo: Xuất khẩu (XK) thủy sản năm nay giảm khoảng 15% so với năm 2014.
Hà Tĩnh đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất cây giống, chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi…, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường.
Một công ty ở Hải Dương đã bị phát hiện sử dụng chất vàng ô có thể gây ung thư vào sản phẩm thức ăn chăn nuôi.