Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trại Heo Giống Áp Dụng Công Nghệ Chọn Lọc Gen

Trại Heo Giống Áp Dụng Công Nghệ Chọn Lọc Gen
Ngày đăng: 25/03/2014

Tại hội thảo về heo giống theo công nghệ mới tổ chức mới đây ở TPHCM, Công ty Di truyền giống Japfa Hypor cho biết, trại heo giống cụ kỵ (GGP) rộng 30ha tại tỉnh Bình Phước sở hữu công nghệ tạo giống mới nhất - chọn lọc theo bản đồ gen, mở ra kỷ nguyên mới tạo giống heo ở VN.

Trại giống GGP này được kết nối với hệ thống cải tiến di truyền giống toàn cầu của Tập đoàn Hypor (Hà Lan), nhờ đó, tính năng di truyền đàn giống cụ kỵ liên tục được cải thiện ngang với sự tiến bộ di truyền thế giới thông qua hệ thống đánh giá BLUP kết hợp với công nghệ đánh dấu gen.

Qua đó, Japfa Hypor tạo ra thế hệ heo giống ông bà tốt nhất để phát triển chất lượng con giống Việt Nam. Kinh phí đầu tư cho trại giống này là 10 triệu USD.

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về sản lượng heo nái, với 4 triệu con, nhưng lại đứng thứ 7 về sản lượng thịt cung cấp. Thịt heo chiếm 74% tỷ trọng về nhu cầu tiêu thụ cả nước.

ĐĂNG LÃM

Thanh long ruột đỏ hút hàng, giá cao

Ngày 24-3, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long, Trà Vinh, cho biết hiện nay thanh long ruột đỏ được thương lái đến thu mua tại vườn giá 47.000 đồng/kg nhưng HTX không đủ nguồn cung cấp. Năm 2013, HTX đã xuất khẩu sang Mỹ 3,7 tấn thanh long ruột đỏ. Hiện HTX đang có nhiều đơn hàng tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ.

Thanh long ruột đỏ được nông dân xã Đức Mỹ, huyện Càng Long trồng năm 2007, thích nghi, phát triển tốt và trở thành loại cây trồng cho thu nhập cao nhất từ trước tới nay. Với năng suất 4 - 5 tấn/công, giá 20.000 - 25.000 đồng/kg, thanh long ruột đỏ cho thu nhập 100 - 120 triệu đồng/công/năm. Hiện HTX có 36 hội viên, với 32ha thanh long ruột đỏ, trong đó có 24ha sản xuất theo quy trình VietGAP.


Có thể bạn quan tâm

Xây Dựng Mô Hình Công Nghệ Chế Biến Phụ Phẩm Nông Nghiệp Làm Thức Ăn Cho Bò Xây Dựng Mô Hình Công Nghệ Chế Biến Phụ Phẩm Nông Nghiệp Làm Thức Ăn Cho Bò

Ngày 9.9, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Ban quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp (BQL DA CTNN) tỉnh Bình Định phối hợp với đơn vị tư vấn là Bộ môn chăn nuôi chuyên khoa (Trường Đại học Nông Lâm Huế) tổ chức hội thảo tổng kết chủ đề xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi bò. Đây là một trong những hoạt động của DA CTNN do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

12/09/2013
Vào Mùa Cải Tạo Vuông Tôm Vào Mùa Cải Tạo Vuông Tôm

Mùa cải tạo đầm - vuông tôm năm 2012, nhân dân trong huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã thực hiện theo sự hướng dẫn của Phòng NN&PTNT huyện Đầm Dơi. Tuy nhiên, toàn huyện vẫn còn gần 200 hộ vi phạm: cải tạo ao, đầm bằng cơ giới; trong đó các xã, thị trấn đã cảnh cáo, nhắc nhở 85 trường hợp, ra quyết định xử phạt hành chính trên 100 trường hợp.

13/09/2013
Phát Triển Mô Hình Ương Nuôi Tôm Trong Nhà Vèo Phát Triển Mô Hình Ương Nuôi Tôm Trong Nhà Vèo

Trong những năm gần đây, người nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) bị thiệt hại do dịch bệnh, do nguồn nước mặn cung cấp cho ao nuôi trong mùa mưa liên tục bị thiếu hụt. Để cải thiện tình hình này, nhiều hộ nông dân trong huyện áp dụng phương pháp ương nuôi tôm trong nhà vèo và thu được kết quả khả quan.

13/09/2013
Khởi Nghiệp Từ Nuôi Chim Trĩ Khởi Nghiệp Từ Nuôi Chim Trĩ

Từng làm việc trong một doanh nghiệp ngành Than với mức lương ổn định trên 7 triệu đồng/tháng thế nhưng Đinh Hữu Hiền (khu 6, phường Bắc Sơn, TP Uông Bí, Quảng Ninh) đã quyết định nghỉ việc để về nhà nuôi gà. Anh Hiền tâm sự: Thời điểm cách đây 5 năm, 7 triệu cũng là to, với mức thu nhập ấy nhiều người muốn xin vào làm.

13/09/2013
Chuyển Khu Nuôi Tôm DN Bỏ Hoang Gần 10 Năm Cho Dân Chuyển Khu Nuôi Tôm DN Bỏ Hoang Gần 10 Năm Cho Dân

Với sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Quảng Bình đang đi những bước cuối cùng chuyển toàn bộ khu nuôi tôm công nghiệp 120ha của Công ty Sông Gianh cho người dân xã Phú Trạch sản xuất trong tháng 9, chấm dứt việc bỏ hoang gần 10 năm nay.

14/09/2013