Trại Heo Giống Áp Dụng Công Nghệ Chọn Lọc Gen
Tại hội thảo về heo giống theo công nghệ mới tổ chức mới đây ở TPHCM, Công ty Di truyền giống Japfa Hypor cho biết, trại heo giống cụ kỵ (GGP) rộng 30ha tại tỉnh Bình Phước sở hữu công nghệ tạo giống mới nhất - chọn lọc theo bản đồ gen, mở ra kỷ nguyên mới tạo giống heo ở VN.
Trại giống GGP này được kết nối với hệ thống cải tiến di truyền giống toàn cầu của Tập đoàn Hypor (Hà Lan), nhờ đó, tính năng di truyền đàn giống cụ kỵ liên tục được cải thiện ngang với sự tiến bộ di truyền thế giới thông qua hệ thống đánh giá BLUP kết hợp với công nghệ đánh dấu gen.
Qua đó, Japfa Hypor tạo ra thế hệ heo giống ông bà tốt nhất để phát triển chất lượng con giống Việt Nam. Kinh phí đầu tư cho trại giống này là 10 triệu USD.
Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về sản lượng heo nái, với 4 triệu con, nhưng lại đứng thứ 7 về sản lượng thịt cung cấp. Thịt heo chiếm 74% tỷ trọng về nhu cầu tiêu thụ cả nước.
ĐĂNG LÃM
Thanh long ruột đỏ hút hàng, giá cao
Ngày 24-3, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long, Trà Vinh, cho biết hiện nay thanh long ruột đỏ được thương lái đến thu mua tại vườn giá 47.000 đồng/kg nhưng HTX không đủ nguồn cung cấp. Năm 2013, HTX đã xuất khẩu sang Mỹ 3,7 tấn thanh long ruột đỏ. Hiện HTX đang có nhiều đơn hàng tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ.
Thanh long ruột đỏ được nông dân xã Đức Mỹ, huyện Càng Long trồng năm 2007, thích nghi, phát triển tốt và trở thành loại cây trồng cho thu nhập cao nhất từ trước tới nay. Với năng suất 4 - 5 tấn/công, giá 20.000 - 25.000 đồng/kg, thanh long ruột đỏ cho thu nhập 100 - 120 triệu đồng/công/năm. Hiện HTX có 36 hội viên, với 32ha thanh long ruột đỏ, trong đó có 24ha sản xuất theo quy trình VietGAP.
Related news
Đức Phú là xã nằm xa trung tâm huyện, nơi tuyến kênh Tà Pao chưa được đầu tư hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Điều này dẫn đến tình hình sản xuất lúa gặp không ít khó khăn. Để nâng cao năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích lúa, những năm gần đây xã đã luân canh, chuyển từ 3 vụ lúa ở khu nội đồng sang 2 vụ lúa và 1 vụ bắp đông xuân mang lại hiệu quả…
Đến hết tháng 4/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 231,1ha, giảm 4,6ha so cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi thả bị thu hẹp do bước vào mùa nắng nóng thời tiết khô hạn làm cho nguồn nước bốc hơi nhanh, độ mặn tăng, môi trường nước biến động, độ PH thay đổi.
Trong Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014-2020 do UBND tỉnh ban hành thì vấn đề tái cơ cấu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao là một nội dung quan trọng nhằm từng bước nâng cao giá trị gia tăng, tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.
Liên Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn phương pháp xác định giá trị rừng trồng, vườn cây để sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.
Ngày 24/4, Trung tâm Chất lượng Nông lâm - Thủy sản vùng 3 (Khánh Hòa) đã cấp giấy chứng nhận VietGap cho sản phẩm lúa của Tổ hợp tác (THT) sản xuất lúa cánh đồng mẫu xã Buôn Choáh (Krông Nô). Kết quả này không chỉ là sự ghi nhận những nỗ lực của người dân mà sẽ mở ra một hướng mới, hiệu quả trong sản xuất lúa, gạo ở địa phương này.