Trái cây Việt tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường

Tuy phải cạnh trạnh khốc liệt với nhiều loại trái cây nhập khẩu với mẫu mã đẹp và giá cả ổn định hơn nhưng trái cây nội vẫn chiếm được niềm tin của người tiêu dùng.
Nhiều loại trái cây nội hiện nay đang vào mùa, như nhãn, măng cụt... và được bày bán ở tất cả các chợ trên địa bàn TP.HCM với mức giá không hề rẻ.
Các sạp trái cây ở TP.HCM rất phong phú, đa dạng cả về chủng loại và nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh trái cây nội địa, các loại trái cây nhập ngoại như nho Mỹ, kiwi Canada… xuất hiện rất nhiều. Tuy nhiên, theo những người bán hàng, trái cây nội vẫn được ưa chuộng hơn.
Không chỉ tại các chợ dân sinh, ở chợ đầu mối Thủ Đức cũng ghi nhận việc người tiêu dùng đang có xu hướng quay lưng lại với các mặt hàng trái cây ngoại nhập dù năm nay các chủ vựa nhập nhiều hơn năm trước.
Lý giải về nguyên nhân trái cây ngoại không được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam thời điểm này, đa số người tiêu dùng cho rằng do trái cây nội có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hơn.
Theo các chuyên gia kinh tế, thời gian tới, lượng trái cây nhập khẩu sẽ còn tiếp tục tăng với nhiều sản phẩm mẫu mã đẹp hơn nhưng niềm tin của người tiêu dùng với trái cây nội ngày càng cao sẽ loại bỏ nhiều loại trái cây ngoại từng chiếm lĩnh thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Lượng khai thác ổn định là do hằng năm ngành Thủy sản thả bổ sung từ 800.000 đến 1 triệu con cá cho hồ Dầu Tiếng. Mặt khác, ngành thường xuyên thực hiện công tác phối hợp tuyên truyền, kiểm tra trên hồ Dầu Tiếng và sông Vàm Cỏ Đông, kịp thời xử lý vi phạm nên sản lượng khai thác ổn định.

Để cung cấp các thông tin chính thống liên quan đến VietGAP, tháng 7/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ký 02 Quyết định (Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ban hành Quy phạm thực hành NTTS tốt; Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS ban hành Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm cá tra, tôm sú và tôm chân trắng).

Một số nông dân xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang chuyển sang trồng ấu với thu nhập cao gấp 4 – 5 lần trồng lúa.

Từ năm 2007, Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Đông Nam Bộ, Sở KH-CN Đồng Nai bắt tay thực hiện chiếu xạ năng luợng hạt nhân để tạo ra giống bưởi mới mang tính đặc trưng, đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật mới.

Những năm gần đây, phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã được triển khai mạnh mẽ ở huyện Mỹ Lộc nhằm khai thác tối đa tiềm năng, nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho nông dân. Trong đó, trồng ớt cay xuất khẩu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra một hướng đi mới cho người nông dân nơi đây.