Trái cây Thái tràn thị trường Việt kiến nghị tăng tần suất kiểm tra
Từ 2 năm trước, trên báo NTNN/Dân Việt, TS Lương Ngọc Trung Lập - Trưởng bộ môn Nghiên cứu thị trường, Viện Cây ăn quả Miền Nam (SOFRI) đã cảnh báo về tình trạng buông lỏng quản lý đối với các sản phẩm trái cây Thái Lan nhập khẩu. Theo đó, ông Lập cho rằng, phần lớn trái cây Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam hiện đều thông qua con đường tiểu ngạch, khu vực biên giới với Campuchia hoặc cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị).
Theo ông Lập, để bảo vệ người tiêu dùng cũng như sản xuất trong nước, ngành nông nghiệp cần có hàng rào kỹ thuật, hạn chế việc nhập khẩu tràn lan vào Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống các rào cản kỹ thuật của ta hiện nay đã quá lạc hậu khi Việt Nam vẫn sử dụng các yêu cầu từ những năm 1990.
Nhiều chợ nông sản lớn ở TP.HCM có lượng trái cây nhập khẩu nhiều nhưng vẫn không có phòng lab để phân tích hay kiểm tra nhanh chất lượng sản phẩm cũng như dư lượng chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật. Chưa kể, một số chất bảo quản mới dùng để bảo quản trái cây xuất hiện nhan nhản trên thị trường, thế nhưng có nhiều chất cơ quan quản lý của ta không cập nhật kịp thời được. Hoặc nếu có cập nhật thì máy móc, các kỹ thuật kiểm tra mẫu của ta cũng còn cũ kỹ, không phát hiện được chất mới.
Trong khi đó, TS Nguyễn Minh Châu – nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam cho rằng, đối với nhập khẩu chính ngạch, Việt Nam chủ yếu nhập các sản phẩm có gắn nhãn Q, tức sản phẩm được cho là an toàn. Các nước khi nhập khẩu hàng hóa Việt Nam cũng tương tự, họ chỉ nhập khẩu trái cây VietGAP, GlobalGAP hoặc có các chứng chỉ chất lượng khác. Ông Châu đề nghị, Việt Nam nên kiểm soát chặt với sản phẩm nhập khẩu. “Một khi đã có nghi ngờ về độ an toàn thì cần tăng tần suất kiểm tra, lấy mẫu để giám sát hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng”- ông Châu cho ý kiến.
GS-TS Bùi Chí Bửu - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam cho rằng, cơ quan chức năng phải có biện pháp kiểm soát cả hàng hóa nhập khẩu theo đường tiểu ngạch, vì đây là con đường có nguy cơ đưa nhiều loại hàng hóa không đảm bảo chất lượng vào thị trường Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Tối qua (20.5), huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM). Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Định đạt chuẩn NTM.
Từ ngày 5.5, Bộ NNPTNT phối hợp với Báo NTNN công bố chương trình “Địa chỉ Xanh- Nông sản Sạch”. Theo đó, đã có 69 địa chỉ đầu tiên được xác nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo chuỗi. Vậy để được chứng nhận là “địa chỉ xanh”, các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần những điều kiện gì?
Cơ quan chức năng nhận định, việc ông Khiếu Mạnh Tường chỉ đạo công nhân sang chiết, đóng chai và dán nhãn ghi thông tin Made in USA trên sản phẩm phân bón là "đúng bản chất hàng hóa".