Trái Cây Miền Tây Gặp Khó Vì Kiểm Soát Tải Trọng

Dân chủ vựa nói, cánh nhà xe than nếu chở đúng tải, cước vận chuyển tăng gấp 3 - 4 lần.
Chợ huyện Tịnh Biên (An Giang) nằm giáp biên với nước bạn Campuchia, ngày thường trên bến dưới thuyền nhộn nhịp. Tại đây từ lâu hình thành một khu vực buôn bán hàng nông sản rau, củ quả nhộn nhịp giữa cư dân hai nước.
Trái cây từ các tỉnh miền Tây đổ về tập kết nơi đây rồi xuất sang Campuchia.
Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 4 đến nay bãi tập kết hàng nông sản ở Tịnh Biên trở nên thưa thớt, vắng lặng. Số lượng xe tải vận chuyển trái cây từ các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long đổ về rất ít.
Dân chủ vựa nói, cánh nhà xe than nếu chở đúng tải, cước vận chuyển tăng gấp 3 - 4 lần.
"Trong xã có hơn 100 hộ trồng dưa hấu vụ xuân hè với diện tích 150 ha. Nhưng thị trường tiêu thụ gặp khó khiến giá dưa giảm mạnh. Nông dân lỗ 1,5-2 triệu đồng/công. Các hộ thuê đất trồng lỗ 3,5-4 triệu đồng/công. Tại bãi tập kết dưa hấu bên kia lộ trước cửa UBND xã, mới mấy ngày trước vào vụ nhộp nhịp, xe tải về xếp hàng chờ. Thế nhưng mấy ngày qua chỉ còn thưa thớt vài chiếc xe tải về mua dưa", ông Nguyễn Tấn Thường, Phó chủ tịch UBND xã Phú Cường, huyện Cai Lậy (Tiền Giang).
Bà Trần Thị Kim Cúc, chủ vựa trái cây ở Tịnh Biên (An Giang), nói: Trước đây khi vào mùa trái cây thường ngày có hàng chục chiếc xe tải trọng lớn chuyển hàng lên đây. Từ đó mỗi ngày có cả trăm tấn trái cây các loại xuất sang Campuchia. Nhưng trong mấy ngày qua lượng hàng thu mua giảm nhiều.
Một số tài xế xe tải cho biết lượng xe chở hàng lên đây ít đi là vì không dám chở quá tải. Nếu chở đúng tải trọng xe thì không có “ăn”, thà nằm ở nhà còn hơn.
Chính vì vậy mấy ngày qua khách hàng bên Campuchia đặt hàng trái cây với số lượng lớn nhưng không có hàng để giao.
Hiện nay ở ĐBSCL trái cây sắp vào mùa. Tại các chợ đầu mối trái cây trên địa bàn hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang, nhiều nhất là xoài, ổi, dưa hấu và cam sành…
Các chủ vựa thu mua trái cây phân loại, đóng thùng chuyển theo xe tải tiêu thụ ở TP.HCM, miền Bắc hoặc xuất theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Ông Trần Văn Thanh, chủ vựa thu mua xoài tại chợ đầu mối trái cây ở xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp), cho rằng: Thời gian gần đây các mặt hàng nông sản bị rớt giá mạnh. Trong đó đơn cử như mặt hàng xoài cát sau khi có giá khá cao thì bất ngờ giảm mạnh từ đầu tháng 4, nguyên nhân do cước phí vận chuyển tăng, các điểm thu mua điều chỉnh lại giá để tránh thua lỗ.
Theo ông Thanh, từ giữa tháng 3 khi xoài bắt đầu vào mùa thu hoạch, mỗi ngày tại điểm thu mua của ông bình quân chuyển 10 - 12 tấn xoài bán ra các tỉnh phía Bắc. Do những yếu tố tác động trên nên từ đầu tháng 4 đến nay ông Thanh mở cửa thu mua cầm chừng và chưa xuất bán chuyến xoài nào ra ngoài tỉnh.
Chung qui cũng vì cước phí vận chuyển ra các tỉnh phía Bắc quá cao, từ 400.000 đến 450.000 đồng/thùng (mỗi thùng từ 50 - 60 kg), tăng gấp 3 - 4 lần so với cước phí vận chuyển trước đây.
Có thể bạn quan tâm

Mỗi con bò trước khi giết mổ được chủ cơ sở bơm nước cưỡng bức vào bụng sẽ thu lợi thêm khoảng 2-3 triệu đồng. Đây không chỉ là hành vi gian lận mà nguy hại hơn, chất lượng thịt giảm đáng kể do nước bơm vào đều bị ô nhiễm.

Chị Ba, cư ngụ tại ấp II (Thạnh Lộc, Cai Lậy, Tiền Giang) thở dài, nói: “Sau một thời gian suy nghĩ, đắn đo lợi hại, cuối cùng tôi đã phải đứt ruột bỏ ra 20 triệu đồng thuê cơ giới san lấp 4.000 m2 (4 công đất) ao ương cá tra giống để tái trồng lúa trong vụ đông xuân 2013 - 2014 tới”.

Chiều 18.9, ông Nguyễn Thế Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn (Bình Định), cho biết: Mưa lớn kéo dài suốt 5 ngày qua kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn khiến nhiều diện tích hồ tôm nuôi của 15 hộ dân tại thôn Công Lương bị vỡ bờ bao và ngập úng nặng. Qua thống kê, hiện có 15 hồ nuôi với diện tích 4,5 ha trên địa bàn chịu ảnh hưởng, ước tính thiệt hại gần 3 tỉ đồng.

Đó là anh Bùi Sĩ Ngọc ở thôn Văn Quang, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước (Bình Định). Cơ sở của anh chuyên ấp nở vịt xiêm và gà ta, với quy mô 2 lò ấp theo chu kỳ 5 ngày ấp nở được 1 lứa, sản xuất ra 5.000 con giống.

Mấy ngày qua, tình hình giá cá tra chẳng mấy khả quan khi chỉ khoảng 20.000 đồng/kg dưới giá thành sản xuất từ 4.000-5.000 đồng/kg, trong khi vật giá đều nằm ở mức cao, khiến ngư dân “oằn lưng” chịu lỗ. Hàng loạt ao hầm tiếp tục bị “treo”, do người nuôi không còn vốn để tái đầu tư. Nhiều hộ, phải “nhường sân” cho doanh nghiệp hoặc các đại gia thuê nuôi cá tra.