Mô Hình Chăn Nuôi Trang Trại Nhỏ Ở Nhân Thắng (Bắc Ninh)

Tại xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình (Bắc Ninh), mô hình chăn nuôi gà ta thịt của CCB Cát Văn Kim thôn Ngô Cương với số lượng nuôi 3 nghìn con mỗi lứa cho thu lãi 500 triệu đồng/năm. Diện tích chăn nuôi không lớn nhưng đây được xem là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và dễ áp dụng cho các hộ chăn nuôi.
Hiện tại khu vực chăn nuôi của gia đình ông Kim đang có 2 nghìn con gà ta chuẩn bị đến thời điểm xuất bán có trọng lượng trên 2kg/con, 1 nghìn con gà hơn 1kg được nuôi gối đàn. Theo ông Kim, ở thời điểm hiện nay, giá bán gà thịt tại cửa chuồng là 110.000 đồng/kg, cao hơn từ 20-30 nghìn đồng/kg so với cùng thời điểm năm trước.
Theo hoạch toán đầu vào đầu ra thì một lứa gà nuôi trong vòng 4-5 tháng. Với giá bán như hiện nay, thu lãi 100 nghìn đồng/con. Như vậy, lứa gà này gia đình ông Kim có thể lãi 300 triệu đồng. Mỗi năm 2-3 lứa gà được bán ra, nếu đầu ra ổn định như hiện nay, có lãi trên 500 triệu đồng.
Ông Kim cho biết: “Để chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao ngoài yếu tố về con giống, đầu ra, cần quan tâm đến công tác tiêm phòng vac-xin, chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển cũng như vệ sinh chuồng trại bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông nhằm tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi, do đó tỷ lệ thất thoát trong quá trình chăn nuôi là rất thấp”.
Vừa chăn nuôi gà thịt là chủ lực, ông Kim còn kết hợp ươm cá giống bán cho bà con trong vùng. Do diện tích ao nuôi nhỏ hẹp nên hơn 3 sào ao được ông chia là 2 ao. 1 ao nhỏ hơn chuyên ươm từ lúc cá bột, một ao khác nuôi đến lúc cá được khoảng 4-5 con/kg rồi xuất bán. Với cách làm này, mỗi năm ông cũng thu lãi 40-50 triệu đồng.
Trên diện tích chăn nuôi chỉ 7 sào, nhưng mô hình chăn nuôi của gia đình ông Kim được đánh giá là mang lại hiệu quả kinh tế cao và là điểm tham quan học hỏi của nhiều hộ chăn nuôi tại địa phương. Mô hình chăn nuôi của gia đình ông Kim phát triển ở quy mô vừa phải nên dễ vận dụng.
Hội CCB xã Nhân Thắng ấy đây là mô hình điểm để phát triển nhân rộng trong hội viên CCB địa phương. Ông Trần Đức Điều, Chủ tịch Hội CCB xã Nhân Thắng cho biết: Đây là mô hình trang trại tuy nhỏ song làm ăn có hiệu nhất của hội cũng như xã Nhân Thắng hiện nay và được các hội viên trong xã thường xuyên đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm để áp dụng sản xuất”.
Mô hình nhỏ nhưng hiệu quả kinh tế đem lại cao. Theo kinh nghiệm chăn nuôi thì yếu tố quan trọng giúp ông Kim nhiều năm thành công với mô hình nuôi gà thịt cần 3 yếu tố: chuồng trại, con giống và công tác tiêm phòng phải được bảo đảm. Tuy nhiên, điều ông Kim cũng như nhiều hộ chăn nuôi mong muốn là Nhà nước cần có biện pháp ổn định về giá để người chăn nuôi bớt đi những thiệt thòi về tình trạng được mùa-mất giá.
Có thể bạn quan tâm

Gần giáp Tết Nguyên đán, gia đình ông Nguyễn Văn Định, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) lại có nguồn thu lớn từ đàn trâu chuẩn bị xuất chuồng. Năm nay giá bán trâu vẫn duy trì ở mức 30 triệu đồng/1 con, trừ chi phí đàn trâu mang lại nguồn lợi cho gia đình trên 100 triệu đồng.

Tỉnh từ năm 2009 đến nay, UBND tỉnh đã cho thành lập 11 khu bảo vệ thủy sản, với tổng diện tích gần 350, chiếm khoảng 1,5% diện tích đầm phá. Nền tảng để duy trì các khu bảo vệ thủy sản này chủ yếu dựa vào cộng đồng, gắn trách nhiệm quản lý, bảo vệ và hưởng lợi của người dân.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn tỉnh Lạng Sơn, hiện nay công tác phòng chống rét cho cá trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ, kịp thời, nhằm giúp cá lưu qua đông khỏe mạnh, đáp ứng số lượng, chất lượng giống cho vụ nuôi sau và đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Ngày 23 tháng Chạp đang đến gần, các trại giống đang tất bật xuống ao quăng chài, thả lưới vây bắt cá chép để phục vụ lễ cúng tiễn ông Táo về trời.

Thiên nhiên thật hào phóng, ban tặng cho người dân ở vùng châu thổ Mê Kông một loài cá quý có tên là bông lau (loài hoa trắng). Cá thuộc loại da trơn, thịt trắng, thơm ngon. Giới sành điệu gọi là “đệ nhất da trơn” vì có giá trị cao gấp 10 lần cá tra. Hằng năm, khi nước dưới sông chuyển màu từ đục sang trong, cơn gió chướng bắt đầu thổi, là lúc người dân trong vùng bước vào mùa đánh bắt.