Trà Vinh khuyến khích phát triển mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cá rô phi
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thủy sản, tính đến hết quý I/2015, các tỉnh ven biển Nam bộ đã thả tôm giống nuôi trên 506.000 ha, trong đó, tôm sú 491.000 ha, TTCT 15.000 ha. Trong khi đó, dịch bệnh có dấu hiệu gia tăng khiến người nuôi tôm thêm lo lắng. Theo đó, tính đến 25/3/2015, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại trên 2.244 ha.
Trong đó, diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh bị thiệt hại hơn 1.082 ha, chiếm hơn 48%; diện tích nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến và tôm lúa thiệt hai trên 1.162 ha. Tôm bệnh đốm trắng tiếp tục diễn biến phức tạp trên diện rộng và sau đó là các bệnh hoại tử gan tụy cấp tính và một số bệnh khác....
Trà Vinh là địa phương cũng chịu nhiều thiệt hại do dịch bệnh. Tuy nhiên, trong thời gian qua do áp dụng nhiều mô hình theo hướng bền vững như nuôi tôm thẻ bán Biofloc, nuôi tôm sú theo công nghệ nano đặc biệt là mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cá rô phi bước đầu thành công góp phần hạn chế dịch bệnh và gia tăng sản lượng.
Theo đó, trong mô hình này, cá rô phi đơn tính với kích cỡ 40 - 50 con/kg được chọn nuôi kết hợp với tôm sú P15 đã qua xét nghiệm PCR với diện tích thả cá chiếm 10 - 15% tổng diện tích ao. Mật độ cá rô phi là 1 con/m2 (cá được thả trong khu vực lưới), mật độ tôm 25 con/m2. Các kết quả thu được rất khả quan. Cụ thể, sau 4 tháng thả nuôi, tỷ lệ sống của tôm sú đạt 85%, FCR 1,2, năng suất thu hoạch 7,08 tấn/ha với kích cỡ 30 con/kg.
Với kết quả đạt được như trên, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh Trà Vinh cho rằng, đây là mô hình hiệu quả, cho năng suất cao và ổn định, đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh, giảm thiểu được dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường và cần được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Trong quá trình tìm kiếm các đối tượng nuôi mới, nhiều nông dân xã An Phúc (huyện Đông Hải - Bạc Liêu) đã nuôi thử nghiệm dê thịt và thành công với mô hình này.
Vụ đông xuân 2013-2014, tranh thủ thời tiết thuận lợi, có mưa đều rải vụ, sâu bệnh ít cộng với sự chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành và nỗ lực của bà con nông dân nên kết quả sản xuất hai vụ được mùa.
Sản lượng lớn, chất lượng tốt song khâu bảo quản và tiêu thụ quả tươi vẫn đang là một thách thức đối với người trồng vải. Việc tìm kiếm, ứng dụng công nghệ bảo quản sẽ mở ra cơ hội cho vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) thâm nhập các thị trường "khó tính”, tăng giá trị và hiệu quả kinh tế.
Vừa qua, tại xã Cao Xá (huyện Lâm Thao), Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức tham quan đầu bờ mô hình trình diễn sử dụng phân bón NPK-S khép kín (chuyên dùng) và ứng dụng bản đồ nông hóa trong bón phân cho cây lúa xuân trên đất phù sa.
Trong khi vải thiều tươi của Việt Nam năm nay xuất khẩu qua biên giới nhỏ giọt, thì loại quả này từ Trung Quốc đang xuất ngược sang ta, gây ra nhiều lo ngại.