Trà Vinh Hiệu Quả Mô Hình Chăn Nuôi Heo Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh triển khai mô hình Chăn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học tại hộ ông Nguyễn Thanh Trăm ở ấp Rọ Say, xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, với qui mô 20 con.
Trung tâm hỗ trợ 50% chi phí giống cho hộ tham gia mô hình. Trong quá trình triển khai, cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia làm đệm lót và hướng dẫn hộ chăn nuôi thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật và bảo dưỡng đệm lót theo đúng quy định.
Ngày 11/9/2014, Trung tâm tổ chức hội thảo kiểm tra, đánh giá kết quả mô hình. Kết quả, trọng lượng bình quân của đàn heo khi xuất chuồng ước đạt 90kg/con, với giá bán 50.000 đồng/kg, gia đình thu vào hơn 4,5 triệu đồng/con, sau khi trừ chi phí còn lợi nhuận hơn 1 triệu đồng/con, cao hơn so với cách nuôi truyền thống từ 400.000 - 500.000 đồng/con.
Theo đánh giá, mô hình “Chăn nuôi heo sử dụng đệm lót sinh học” khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí nhân công, lượng nước, lượng điện…do không tắm cho heo trong suốt thời gian nuôi; đàn heo ít bị dịch bệnh, giảm thuốc thú y, heo lớn nhanh hơn so với phương pháp truyền thống; hơn nữa, chất lượng thịt heo săn chắc nên được thị trường ưa chuộng.
Related news

Theo Đề án, An Giang quy hoạch sản xuất cá tra đến năm 2020 đạt 1.430 ha chủ yếu ở các địa phương như sau: Long Xuyên, Thoại Sơn, Tân Châu, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới và Phú Tân.

Từ tháng 3-2015 đến nay, hiện tượng nghêu chết hàng loạt trên diện rộng và kéo dài ở các hợp tác xã (HTX) thủy sản ven biển Bến Tre đã làm giảm thu nhập của người dân. Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như nắng nóng kéo dài, độ mặn trong nước biển tăng cao và bị nhiễm bẩn. Cơ quan Thú y Vùng VI đã phát hiện vi khuẩn trên các mẫu thử gửi của khu vực biển Bình Đại. Đến nay, mọi công tác khắc phục chỉ có thể ở mức tương đối…

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà gia đình ông Nguyễn Văn Minh (sinh năm 1965, ngụ tổ 2, ấp Tân Định, xã Biên Giới, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) đã thu về lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng/năm từ cây trôm.

Thời điểm hiện tại, nấm rơm được thương lái thu mua tại ruộng với mức giá từ 43.000 – 45.000 đồng/kg, tăng từ 8.000 - 10.000 đồng/kg so với cách đây khoảng 1 tháng.

Được đánh giá là không thua kém về mẫu mã, chất lượng so với vùng có sản phẩm nổi tiếng như Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà (Lào Cai), cây ớt hàng hóa tại Sa Pa đang được coi là hướng sản xuất hàng hóa mang lại giá trị cao.