TPHCM sắp có thương hiệu Sữa tươi Củ Chi

Theo một thành viên trong ban chủ nhiệm hợp tác xã, hiện tại, hợp tác xã (HTX) đang làm những thủ tục cuối cùng trước khi khai trương nhà máy sản xuất sữa tươi với thương hiệu Sữa tươi Củ Chi.
Nhà máy dự kiến sẽ được xây dựng vào đầu tháng 11-2015, và vào đầu năm 2016 những lô hàng đầu tiên sẽ có mặt trên thị trường.
Công suất thiết kế ban đầu của nhà máy là 5 tấn sữa mỗi ngày và chi phí đầu tư cho nhà máy vào khoảng trên dưới 20 tỉ đồng.
Phía HTX Tân Thông Hội cho biết, hiện tại, HTX đã làm việc với Phòng giáo dục Huyện Củ Chi để phân phối sữa tươi thương hiệu Sữa tươi Củ Chi tới các trường học ở trên địa bàn huyện và đưa vào hệ thống siêu thị Co.op Mart trên địa bàn thành phố.
Hiện mỗi ngày HTX Tân Thông Hội bán ra thị trường khoảng 26 tấn sữa tươi, trong đó có 20 tấn bán cho Bò sữa Long Thành.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TPHCM, năm 2014, tổng đàn bò sữa của thành phố là 99.600 con; Củ Chi chiếm gần 80% tổng đàn bò sữa của toàn thành phố.
Tổng đàn bò sữa của TPHCM trong năm 2014 tăng gấp 1,5 lần so với năm 2008, và chiếm 46,5% tổng đàn cả nước, với lượng sữa tươi cung cấp cho thị trường mỗi năm 270.000 tấn, chiếm hơn 51% của cả nước.
Vinamilk mua khoảng 60% lượng sữa tươi của TPHCM, FrieslandCampina Việt Nam mua 20%, còn lại 20% được bán cho các công ty khác, trong đó có cả Bò sữa Long Thành.
Trong nhiều cuộc họp trước đây của Sở NN&PTNT TPHCM, đã có ý kiến đặt ra rằng tại sao TPHCM có tổng đàn bò sữa lớn nhất cả nước mà không có một thương hiệu sữa đi kèm, trong khi Đồng Nai, một địa phương kém TPHCM về tổng đàn bò sữa nhưng lại xây dựng được thương hiệu Bò sữa Long Thành.
Vì thế, HTX Tân Thông Hội, dưới sự hỗ trợ của UBND huyện Củ Chi đã mạnh dạn đề xuất dự án xây dựng nhà máy sữa tươi với thương hiệu Sữa tươi Củ Chi như nói trên.
Có thể bạn quan tâm

Đi dọc theo con đường đất nhỏ, chúng tôi đến thăm gia đình chú Nguyễn Văn Ngói, ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng - điểm tham gia trình diễn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh, nắng hạn đang diễn biến gay gắt, độ mặn cao đã gây bất lợi xuất hiện dịch bệnh cho mùa vụ nuôi tôm tại Cà Mau. Qua hai tháng đầu năm, nhất là từ sau Tết Quý Tỵ đến nay, toàn tỉnh đã có gần 140 ha diện tích ao đầm nuôi tôm sú công nghiệp bị dịch bệnh chết trắng, gây thiệt hại lớn cho người sản xuất.

Công ty Công nghệ sinh học TransGenada ở Arizona đã được Viện Thực phẩm và Nông nghiệp Quốc gia (NIFA) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) tài trợ cho hoạt động nghiên cứu dành cho các doanh nghiệp nhỏ.

Việc phát triển mạnh cây keo lá tràm góp phần làm thay da đổi thịt vùng đất Thạnh Phú (xã Đại Chánh, Đại Lộc, Quảng Nam), tạo điều kiện để người dân nơi đây có cuộc sống ổn định.

Thông tin từ lãnh đạo Phòng Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đến cuối tháng 5-2012, diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt 72/130 ha, tương đương với lượng tôm giống được di ương về là 72 triệu con.