TPHCM sắp có thương hiệu Sữa tươi Củ Chi
Theo một thành viên trong ban chủ nhiệm hợp tác xã, hiện tại, hợp tác xã (HTX) đang làm những thủ tục cuối cùng trước khi khai trương nhà máy sản xuất sữa tươi với thương hiệu Sữa tươi Củ Chi.
Nhà máy dự kiến sẽ được xây dựng vào đầu tháng 11-2015, và vào đầu năm 2016 những lô hàng đầu tiên sẽ có mặt trên thị trường.
Công suất thiết kế ban đầu của nhà máy là 5 tấn sữa mỗi ngày và chi phí đầu tư cho nhà máy vào khoảng trên dưới 20 tỉ đồng.
Phía HTX Tân Thông Hội cho biết, hiện tại, HTX đã làm việc với Phòng giáo dục Huyện Củ Chi để phân phối sữa tươi thương hiệu Sữa tươi Củ Chi tới các trường học ở trên địa bàn huyện và đưa vào hệ thống siêu thị Co.op Mart trên địa bàn thành phố.
Hiện mỗi ngày HTX Tân Thông Hội bán ra thị trường khoảng 26 tấn sữa tươi, trong đó có 20 tấn bán cho Bò sữa Long Thành.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TPHCM, năm 2014, tổng đàn bò sữa của thành phố là 99.600 con; Củ Chi chiếm gần 80% tổng đàn bò sữa của toàn thành phố.
Tổng đàn bò sữa của TPHCM trong năm 2014 tăng gấp 1,5 lần so với năm 2008, và chiếm 46,5% tổng đàn cả nước, với lượng sữa tươi cung cấp cho thị trường mỗi năm 270.000 tấn, chiếm hơn 51% của cả nước.
Vinamilk mua khoảng 60% lượng sữa tươi của TPHCM, FrieslandCampina Việt Nam mua 20%, còn lại 20% được bán cho các công ty khác, trong đó có cả Bò sữa Long Thành.
Trong nhiều cuộc họp trước đây của Sở NN&PTNT TPHCM, đã có ý kiến đặt ra rằng tại sao TPHCM có tổng đàn bò sữa lớn nhất cả nước mà không có một thương hiệu sữa đi kèm, trong khi Đồng Nai, một địa phương kém TPHCM về tổng đàn bò sữa nhưng lại xây dựng được thương hiệu Bò sữa Long Thành.
Vì thế, HTX Tân Thông Hội, dưới sự hỗ trợ của UBND huyện Củ Chi đã mạnh dạn đề xuất dự án xây dựng nhà máy sữa tươi với thương hiệu Sữa tươi Củ Chi như nói trên.
Related news
Với sự cần cù, hăng say lao động, anh Hoàng Công Mê Sang ở thôn Xuân Lâm, xã Hải Lâm (Hải Lăng - Quảng Trị) đã khai hoang vùng đất gò đồi để lập trang trại. Sau 5 năm miệt mài sản xuất, kiến thiết, trang trại của Sang đã hình thành.
Sáng 6-12, tại xã Vĩnh Yên, Sở NN và PTNT tỉnh Lào Cai và UBND huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã tổ chức công bố Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) về chỉ dẫn địa lý đối với trâu của huyện Bảo Yên (Lào Cai).
Thực hiện dự án phát triển cây bưởi đặc sản, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) đã phối hợp với các ngành chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhằm ổn định diện tích và nâng cao năng suất, chất lượng quả.
Đầu tư trang trại nuôi heo lớn kết hợp xây dựng hầm chứa biogas, rồi lại dùng gas chạy máy phát điện nghiền thức ăn, chiếu sáng, tắm heo… giúp tiết kiệm chi phí. Đó là cách làm của anh Lê Tấn Hải (thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang) với mô hình nuôi heo an toàn sinh học (ATSH).
Thời gian gần đây, người trồng sả ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) rất phấn khởi do giá sả liên tục ổn định ở mức cao, nhiều hộ thu lợi nhuận tới 150 triệu đồng/ha/năm. Chính vì vậy, từ đầu năm 2013 đến nay, diện tích trồng sả ở địa phương liên tục tăng, hiện đạt gần 450ha.