TPHCM đã có vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Theo kết quả báo cáo của dự án Cạnh tranh chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) TPHCM do Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam tài trợ, trong thời gian thực hiện dự án từ năm 2010 đến tháng 9-2015, các chuyên gia đã tiến hành bảy đợt lấy mẫu huyết thanh với 1.562 mẫu, điều tra dịch tễ và giám sát hàng ngày ở các hộ chăn nuôi tại chín xã này.
Kết quả là 100% các hộ không phát hiện nhiễm virus lở mồm long móng và dịch tả trên đàn heo.
Điều này cho thấy, mô hình thực hành chăn nuôi tốt được coi là một mô hình phòng chống bệnh rất tốt hiện nay.
Bên cạnh đó, tại những đại lý thức ăn chăn nuôi nằm trong khu vực này, kết quả kiểm tra cho thấy các mẫu đều đạt các chỉ tiêu kháng sinh, vi sinh vật, kim loại nặng, không phát hiện các loại chất cấm như chất tạo nạc.
Tính đến nay, đã có 646 hộ dân chăn nuôi trong chín xã nói trên đã được chứng nhận VietGap, và dự kiến hoàn thành chứng nhận VietGap thêm cho 95 hộ vào cuối năm.
Tuy vậy, theo Ban quản lý dự án LIFSAP, dù đã có vùng an toàn dịch bệnh và sản phẩm đạt VietGap, nhưng việc tiêu thụ sản phẩm giữa người chăn nuôi và đơn vị thu mua còn hạn chế do các hộ chăn nuôi nhỏ, số lượng giao dịch không nhiều, không liên tục.
Một trong những khó khăn nữa là hiện nay chưa có cửa hàng, quầy sạp giới thiệu sản phẩm VietGap và logo nhãn hiệu, bao bì nhận biết sản phẩm VietGap tiêu thụ trên thị trường để người tiêu dùng lựa chọn, so sánh.
Điều này có phần giống đối với trường hợp những sản phẩm trồng trọt đạt chuẩn VietGap - mà TPHCM triển khai những năm trước- nhưng lại không bán được vì thiếu khu vực bán hàng, phải bán chung với các sản phẩm rau quả trồng theo cách truyền thống tại các chợ.
Vì thế, để giải quyết khó khăn này, theo thông tin mà TBKTSG Online có được, thời gian tới, dưới sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, sẽ có ít nhất một cửa hàng bán thịt VietGap trên địa bàn thành phố được khai trương.
Ngoài việc hỗ trợ TPHCM xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, LIFSAP còn hỗ trợ nâng cấp các chợ, hỗ trợ người dân trang bị thiết tại các quầy, sạp bán thịt, cung cấp cho các cơ sở giết mổ máy phun áp lực, máy nước nóng năng lượng mặt trời để cải thiện điều kiện vệ sinh thú y trong kiểm soát giết mổ, cũng như hỗ trợ người dân xây dựng hầm biogas nhằm tận dụng chất thải trong chăn nuôi để lấy khí gas cho các sinh hoạt nấu ăn hằng ngày.
Có thể bạn quan tâm

Theo điều tra của Cục Thống kê tỉnh An Giang, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn có xu hướng giảm. Số lượng heo trong tỉnh hiện có 170.000 con (giảm 7.325 con so cùng kỳ); gia cầm có 3,8 triệu con (giảm 483.641 con). Nguyên nhân do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá thức ăn liên tục tăng cao dẫn đến chi phí chăn nuôi tăng theo.

Sáu tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng cá tra đạt gần 860 triệu USD, chỉ tăng 0,53% so cùng kỳ năm trước, trong đó, ở thị trường lớn EU lại tiếp tục giảm 15,6% so cùng kỳ. Theo đánh giá của bộ Công thương, nhu cầu thị trường EU sụt giảm khiến nhiều doanh nghiệp tập trung khai thác thị trường Mỹ, làm phát triển thêm thị phần ở Mỹ từ 17,2% tăng lên 20,6% trong năm 2012.

Gia đình ông Lê Văn Lộc, ở thôn Tiên Nộn, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang hơn một tháng nay đang đứng ngồi không yên theo đàn chồn nhung đen. Từ mối quan hệ cá nhân với ông Đoàn Việt Châu (Hà Nội), gia đình ông Lộc đã nhận chồn nhung đen về nuôi.

Đây là đề tài do Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 thực hiện. Qua khảo sát chất lượng nước các ao nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú trên 3 mô hình nuôi thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng, các nhà khoa học nhận thấy, chất lượng nền đáy ao, bao gồm tổng carbon, tổng nitơ và tổng phosphor, vào đầu vụ nuôi nhìn chung là phù hợp cho tôm phát triển.

Sản xuất tôm giống, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng giống đang phát triển mạnh tại tỉnh Ninh Thuận. Thạc sĩ Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) tỉnh Ninh Thuận khẳng định: Là nơi tạo ra con giống chất lượng cao, Ninh Thuận vẫn đứng vị trí số 1 trong nước về sản xuất tôm giống.