TPHCM đã có vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
Theo kết quả báo cáo của dự án Cạnh tranh chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) TPHCM do Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam tài trợ, trong thời gian thực hiện dự án từ năm 2010 đến tháng 9-2015, các chuyên gia đã tiến hành bảy đợt lấy mẫu huyết thanh với 1.562 mẫu, điều tra dịch tễ và giám sát hàng ngày ở các hộ chăn nuôi tại chín xã này.
Kết quả là 100% các hộ không phát hiện nhiễm virus lở mồm long móng và dịch tả trên đàn heo.
Điều này cho thấy, mô hình thực hành chăn nuôi tốt được coi là một mô hình phòng chống bệnh rất tốt hiện nay.
Bên cạnh đó, tại những đại lý thức ăn chăn nuôi nằm trong khu vực này, kết quả kiểm tra cho thấy các mẫu đều đạt các chỉ tiêu kháng sinh, vi sinh vật, kim loại nặng, không phát hiện các loại chất cấm như chất tạo nạc.
Tính đến nay, đã có 646 hộ dân chăn nuôi trong chín xã nói trên đã được chứng nhận VietGap, và dự kiến hoàn thành chứng nhận VietGap thêm cho 95 hộ vào cuối năm.
Tuy vậy, theo Ban quản lý dự án LIFSAP, dù đã có vùng an toàn dịch bệnh và sản phẩm đạt VietGap, nhưng việc tiêu thụ sản phẩm giữa người chăn nuôi và đơn vị thu mua còn hạn chế do các hộ chăn nuôi nhỏ, số lượng giao dịch không nhiều, không liên tục.
Một trong những khó khăn nữa là hiện nay chưa có cửa hàng, quầy sạp giới thiệu sản phẩm VietGap và logo nhãn hiệu, bao bì nhận biết sản phẩm VietGap tiêu thụ trên thị trường để người tiêu dùng lựa chọn, so sánh.
Điều này có phần giống đối với trường hợp những sản phẩm trồng trọt đạt chuẩn VietGap - mà TPHCM triển khai những năm trước- nhưng lại không bán được vì thiếu khu vực bán hàng, phải bán chung với các sản phẩm rau quả trồng theo cách truyền thống tại các chợ.
Vì thế, để giải quyết khó khăn này, theo thông tin mà TBKTSG Online có được, thời gian tới, dưới sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, sẽ có ít nhất một cửa hàng bán thịt VietGap trên địa bàn thành phố được khai trương.
Ngoài việc hỗ trợ TPHCM xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, LIFSAP còn hỗ trợ nâng cấp các chợ, hỗ trợ người dân trang bị thiết tại các quầy, sạp bán thịt, cung cấp cho các cơ sở giết mổ máy phun áp lực, máy nước nóng năng lượng mặt trời để cải thiện điều kiện vệ sinh thú y trong kiểm soát giết mổ, cũng như hỗ trợ người dân xây dựng hầm biogas nhằm tận dụng chất thải trong chăn nuôi để lấy khí gas cho các sinh hoạt nấu ăn hằng ngày.
Related news
Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên cùng đơn vị diện tích, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang kết hợp Trạm Khuyến nông huyện Cai Lậy tổ chức thí điểm mô hình nuôi luân canh cá-lúa ở ấp Bắc, xã Tân Phú bước đầu mang lại kết quả khả quan.
Dọc theo con đường nhựa nằm uốn mình bên cạnh các sườn núi và có những điểm lên đồi xuống vực tạo cho chúng tôi một cảm giác chơi vơi nhưng rồi địa điểm chúng tôi cần cũng đã hiện ra trước mắt, đó chính là trang trại nuôi heo (lợn) rừng của ông Đoàn Văn Đệ - thôn 8 xã Nam Bình - huyện Đắk Song
Ngày 01/6/2013, Bệnh viện Cây trồng Sóc Trăng tổ chức khám bệnh lưu động tại huyện Kế Sách. Nhân lực tham gia đợt khám bệnh lưu động gồm đội ngũ bác sĩ cây trồng của tỉnh Sóc Trăng và các bác sĩ cây trồng của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam.
Chỉ mới đầu mùa mưa nhưng thị trường giống cây trồng ở ĐBSCL đang nóng từng ngày, giá đã tăng từ 30 - 60% so với cùng kỳ năm trước. Tuy giá cao, nhưng vẫn không đủ nguồn cung theo đơn đặt hàng.
Được sự quan tâm và tạo điều kiện của UBND xã Hải Lệ (Thị xã Quảng Trị) và tư vấn, sự giúp đỡ của Sở NN & PTNT tỉnh, năm 2004, gia đình chị Nguyễn Thị Nhi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp quy mô 150 con lợn nái nội và 1.000 con lợn thịt hậu bị, hàng năm đưa ra thị trường gần 200 tấn lợn thịt và hơn 700 lợn giống.