Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Bất Cập Trong Nuôi Tôm Công Nghiệp Ở Kiên Giang

Nhiều Bất Cập Trong Nuôi Tôm Công Nghiệp Ở Kiên Giang
Ngày đăng: 29/03/2013

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang, quy hoạch đến năm 2015, tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp của tỉnh là 20.000 ha, tập trung ở 2 huyện Kiên Lương và Giang Thành, trong đó kế hoạch năm 2013 này thả nuôi khoảng 2.000 ha.

Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay trong phát triển nuôi tôm công nghiệp ở tỉnh là hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng nhu cầu và còn quá nhiều bất cập, không đồng bộ, nhưng thiếu vốn đầu tư xây dựng; nhiều nơi chưa xây dựng hệ thống cống ngăn mặn đê biển, nhiều vùng nuôi tôm công nghiệp chưa có hệ thống thủy lợi. Hệ lụy là nguồn nước mặn bị suy giảm, ô nhiễm do mất khả năng làm sạch tự nhiên dẫn đến tôm nuôi dễ phát sinh dịch bệnh và chết chưa khắc phục được; năng suất nuôi tôm bình quân chỉ đạt trên dưới 10 tấn/ha/năm. 
Ông Mai Anh Nhịn, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, cho biết: Vốn đầu tư cho thủy lợi chung của tỉnh hàng năm từ các nguồn hơn 200 tỉ đồng, mới chỉ đáp ứng được khoảng 50 - 60% nhu cầu nạo vét kênh mương, thiếu vốn đầu tư xây dựng mới. Trong khi đó, để có hệ thống thủy lợi đồng bộ phục vụ trồng lúa, nuôi tôm cần hàng ngàn tỉ đồng, nguồn vốn này vượt khả năng của tỉnh. Để khắc phục những khó khăn trên, vụ tôm năm 2013, tỉnh Kiên Giang tập trung cải tạo và xây dựng một số dự án công trình thủy lợi bức xúc, trọng điểm phục vụ nuôi tôm công nghiệp.

Một số doanh nghiệp đầu tư hệ thống mương nổi để chủ động cung cấp nước sạch và thoát nước khi cải tạo ao đầm, nhằm hạn chế phát sinh dịch bệnh ở tôm. Về lâu dài, Kiên Giang tiếp tục huy động các nguồn lực từng bước đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống thủy lợi mặn ở những vùng quy hoạch nuôi tôm công nghiệp. Trong đó, chú trọng đầu tư đường ống dẫn nước từ biển vào ao đầm nuôi tôm, đảm bảo có nguồn nước sạch, đầu tư lưới điện 3 pha, sản xuất con giống chất lượng cao gắn với tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nguồn giống di nhập vào tỉnh…


Có thể bạn quan tâm

Khảo Sát Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Tại Xã An Thạnh Nam Khảo Sát Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Tại Xã An Thạnh Nam

Lãnh đạo UBND huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa khảo sát và làm việc với 18 hộ dân ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam nhằm bàn biện pháp khắc phục vùng nuôi tôm bị thiệt hại.

20/09/2013
Nuôi Thủy Sản Ở Kênh Tiêu Lợi Bất Cập Hại Nuôi Thủy Sản Ở Kênh Tiêu Lợi Bất Cập Hại

Một số nơi trong tỉnh Bắc Giang, có việc chính quyền sở tại cho nông dân thầu hoặc buông lỏng quản lý để xảy ra nhiều trường hợp lấn chiếm lưu vực, dòng kênh tiêu để nuôi thả cá. Việc làm này mang lợi ích cho số ít người nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác tiêu úng, gây thiệt hại lớn về sản xuất của hàng trăm hộ dân.

20/09/2013
Nuôi Tôm Thắng Lớn Nhưng Vẫn Lo Nuôi Tôm Thắng Lớn Nhưng Vẫn Lo

Dù tỷ lệ thiệt hại đến tuần đầu tháng 9 vẫn còn ở mức 28,8%, nhưng vụ nuôi tôm nước lợ 2013 của tỉnh Sóc Trăng đã và đang diễn biến khá thuận lợi, khi phần lớn diện tích thu hoạch không chỉ đạt năng suất, mà giá bán cũng luôn ở mức cao. Dù vụ tôm 2013 chưa kết thúc nhưng nỗi lo cho vụ tôm 2014 đã hiện hữu, với không ít vấn đề đặt ra cho ngành chức năng và chính quyền địa phương.

21/09/2013
Nuôi Cá Bớp Lồng Ở Hòn Chuối Nuôi Cá Bớp Lồng Ở Hòn Chuối

Gần 3 năm qua, ngư dân đảo Hòn Chuối (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) đã thử nghiệm và thành công bước đầu với mô hình nuôi cá bớp lồng bè. Hiệu quả từ mô hình này đã và đang giúp cho cư dân đảo Hòn Chuối có thêm nguồn thu đáng kể, cải thiện cuộc sống…

21/09/2013
Lợi Ích Của Mô Hình Trồng Lúa GroMore Lợi Ích Của Mô Hình Trồng Lúa GroMore

Lần đầu tiên Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên phối hợp với Công ty Syngenta tổ chức trồng lúa theo mô hình GroMore (giải pháp tích hợp cây lúa giúp cải thiện năng suất và thu nhập cho người nông dân). Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

21/09/2013