Đầm Dơi (Cà Mau) Nuôi Sò Huyết Xen Canh Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Hiện nay trên địa bàn xã Quách Văn Phẩm, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) có hơn 400 hộ thực hiện mô hình nuôi sò huyết xen canh tôm cho thu nhập khá, tập trung nhiều nhất ở 2 ấp Ngã Oác và Bào Hầm.
Nhiều hộ nuôi cho biết, kỹ thuật nuôi sò huyết trong vuông tôm rất đơn giản. Để sò mau lớn, chỉ cần lấy nước thường xuyên và phải lấy nước có phù sa để cung cấp dinh dưỡng cho sò. Đặc biệt, khi sò được 1 tháng tuổi phải xả khô nước mặt, phơi vài ngày để tiêu diệt rong cho sò bám đất và hấp thu ánh nắng mặt trời.
Từ cách làm này đã có nhiều hộ nông dân kinh tế gia đình phát triển khá. Điển hình như hộ ông Phạm Hoài Hận, ở ấp Bào Hầm. Năm qua, ông Hận đầu tư 100 triệu đồng để thả nuôi 1 tấn sò giống. Sau 8 tháng nuôi, ông Hận thu hoạch được 3.000 kg sò thương phẩm, trừ chi phí còn lãi 85 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, khai thác xa bờ và dài ngày trên biển đóng góp một phần rất quan trọng trong tổng sản lượng thủy sản hàng năm của cả nước. Tuy nhiên, khâu bảo quản sau khai thác còn nhiều yếu kém, nên thất thoát nhiều.

Dù thị trường vẫn xôn xao chuyện sản lượng và khả năng thiếu hụt cà phê năm tới, giá cà phê nội địa vẫn mất mốc 39 triệu đồng/tấn của cuối tuần trước.

Vào mùa khô, cây cao su bắt đầu thay lá. Theo thói quen, nhiều hộ trồng cao su ở Bình Phước xử lý lá cao su rụng bằng cách gom lại rồi đốt nhằm phòng chống cháy và diệt các bệnh gây hại cho cây cao su. Tuy nhiên, cách làm này đã ảnh hưởng lớn đến môi trường và giảm khả năng cho mủ của cây cao su.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, ngành cà phê đang đứng trước một số khó khăn thách thức như: trong số 622.167 ha cà phê đang sản xuất của cả nước, hiện đang có khoảng 86 ha cà phê trên 20 năm tuổi (chiếm 15%); khoảng 140.000 ha từ 15 đến 20 năm tuổi (chiếm 25%).

Trồng nấm mèo bằng mùn cưa đang được nông dân ấp 7, xã Tân Thành (TX. Đồng Xoài, Bình Phước) nhân rộng. Không cần nhiều đất, đầu tư thấp và cho thu hoạch nhanh đang giúp các hộ trồng nấm có thêm nguồn thu.