Tổng Kết Mô Hình Sản Xuất Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ)
Ngày 28-10, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), Viện Nghiên cứu rau quả tổ chức hội nghị tổng kết mô hình trình diễn: “Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã quả bưởi đặc sản Đoan Hùng”.
Mô hình sử dụng nguồn kinh phí của tỉnh do Viện nghiên cứu rau quả phối hợp với Phòng Trồng trọt và Trung tâm khuyến nông chỉ đạo thực hiện có quy mô 9ha gồm 50 hộ tham gia trên địa bàn 4 xã: Chí Đám, Quế Lâm, Bằng Luân, Minh Lương.
Ngoài ra bằng nguồn kinh phí của huyện do Phòng Nông nghiệp và Trạm Khuyến nông chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình với 40ha gồm 335 hộ tham gia trên địa bàn 10 xã của vùng bưởi đặc sản.
Từ nguồn vốn lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các xã đã xây dựng mô hình với 190ha gồm 1.100 hộ tham gia tại địa bàn 16 xã vùng dự án. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và mẫu mã bưởi đặc sản Đoan Hùng.
Kết quả cho thấy giống bưởi Chí Đám kết thúc thời kỳ kiến thiết cơ bản cho doanh thu khoảng 180 triệu đồng/ha, thời kỳ kinh doanh doanh thu 675 triệu đồng/ha, lãi 600 triệu đồng/ha. Giống bưởi Bằng Luân doanh thu 390 triệu đồng/ha, lãi 300 triệu đồng/ha.
Các ý kiến phát biểu tại hội nghị đã đánh giá cao kết quả của mô hình và kiến nghị: UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí để tiếp tục tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT) cho người dân và mở rộng diện tích toàn vùng; hoàn thiện các biện pháp nâng cao mẫu mã, chất lượng quả; triển khai VietGAP trên cây bưởi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất.
Huyện tiếp tục quan tâm chỉ đạo ứng dụng, chuyển giao nhanh các biện pháp kỹ thuật đã được khẳng định; lý chặt chẽ việc kinh doanh bưởi trên địa bàn. Viện Nghiên cứu rau quả phối hợp với các cơ quan, đơn vị của tỉnh tiếp tục chuyển giao TBKT cho người dân.
Related news
Xã Láng Biển, huyện Tháp Mười có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 80 ha. Trong đó diện tích nuôi cá sặc rằn của xã là trên 60 ha. Theo số liệu tổng kết chăn nuôi thủy sản của xã là sản lượng trung bình đạt 32 tấn/ha, giá bán (trước tết Nhâm thìn) khoảng 50.000 – 70.000 đồng/kg. Với giá bán trên nông dân nuôi cá sặc rằn của xã Láng Biển lợi nhuận trên 500 triệu đồng/ha.
Kinh nghiệm của nhiều nơi là ủ lá sắn để loại bỏ hoàn toàn các độc tố để có thể cho ra loại thức ăn giàu dinh dưỡng dự trữ lâu dài làm thức ăn chăn nuôi gia súc, nhất là trong những tháng mùa đông thiếu thức ăn xanh và tinh, tận dùng nguồn lá sắn tại chỗ để tiết kiệm chi phí đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cách làm như sau:
Bước đầu nhóm chọn tạo công bố giống DT2008 có nhiều đặc tính quý như chịu hạn, chịu úng, chịu nóng, lạnh cao. Đề kháng khá với các bệnh chính trên đậu tương như phấn trắng, gỉ sắt, sương mai, đốm nâu vi khuẩn
Tại Singapore - Quốc đảo Sư tử vừa tưng bừng diễn ra “Ngày hội trình diễn các giải pháp cho cây trồng” của Tập đoàn Syngenta. Các chuyên gia kỹ thuật hàng đầu của Syngenta đã giới thiệu về mô hình mẫu ở nhiều nước SX 9 loại cây trồng chủ lực và thành tựu nổi bật về công nghệ, kỹ thuật, cơ giới hóa…
Tại cuộc họp giao ban chiều 19/6, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) T.Ư cho biết, tính đến nay cả nước đã có 65% số xã hoàn thành quy hoạch chung xây dựng NTM, tăng 15% so với năm 2011.