Tổng Kết Mô Hình Công Nghệ Sinh Thái Quản Lý Rầy Nâu
Ngày 27/11/2013, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) phối hợp Trạm Khuyến nông huyện tổ chức tổng kết mô hình công nghệ sinh thái quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa tại ấp Bình Quới, xã Bình Phục Nhứt.
Mô hình được thực hiện trong vụ lúa thu đông trên 20 ha của 36 hộ nông dân với cơ cấu giống VD 20 và OM 4900. Khi thực hiện mô hình này, nông dân được hướng dẫn canh tác lúa theo chương trình "3 giảm, 3 tăng", "1 phải, 5 giảm", gieo sạ đồng loạt né rầy, trồng mới và trồng dậm các loại hoa màu trên bờ ruộng dẫn dụ thiên địch cho hệ sinh thái đồng ruộng trở nên phong phú, đa dạng. Sau thời gian thực hiện mô hình tại ấp đem lại hiệu quả khả quan, hạn chế rất lớn việc phun thuốc trừ sâu, rầy tiết kiệm được chi phí và công phun thuốc, bình quân 1 vụ lợi nhuận tăng khoảng 1,2-1,5 triệu đồng/ha so với ruộng đối chứng ngoài mô hình.
Ngoài ra, chất lượng hạt lúa đáp ứng yều cầu thị trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tính đến nay, toàn huyện có 120 ha lúa thực hiện mô hình công nghệ sinh thái quản lý rầy nâu tại 4 xã: Tân Bình Thạnh, Trung Hòa, Thanh Bình và Bình Phục Nhứt.
Dịp này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổng kết mô hình sản xuất giống lúa Nàng Hoa 9 tại 3 hộ nông dân ấp Bình Quới với diện tích 2 ha. Nàng Hoa 9 là giống lúa có nguồn gốc từ Hợp tác xã Bình Tây, kháng phèn, kháng đạo ôn, hạt gạo thon dài, đẹp, cơm có vị ngọt, mềm, thơm.
Qua khảo sát thực tế, lúa Nàng Hoa 9 có thời gian sinh trưởng 89 ngày, tỷ lệ nhiễm bệnh sâu cuốn lá thấp và nhiễm rầy nâu từ 1-2 con/m2, năng suất đạt 5,5 tấn/ha, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương (tuy nhiên hiện nay giống lúa này đầu ra vẫn còn hạn chế)...
Có thể bạn quan tâm
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong năm qua khu vực đồng bằng sông Cửu Long có 102 cơ sở sản xuất cá tra giống, với sản lượng từ 25 - 28 tỉ con cá tra bột. Các địa phương có nhiều cơ sở sản xuất giống cá tra bột như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Tiền Giang.
Đến hết năm 2014, diện tích mặt nước, ao nuôi thủy sản toàn tỉnh đã đạt 1.875 ha, tăng 59 ha so với năm 2013, thủy sản Lào Cai không chỉ cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn mở rộng ra một số địa phương lân cận như Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái... Cùng với mở rộng diện tích, người nuôi thủy sản đã chú trọng chuyển đổi hình thức nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm canh, thâm canh...
Hiện nay, cua xanh thương phẩm được coi là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả. Những năm gần đây, bà con vùng nuôi trồng thủy sản xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên đã đưa vào nuôi bằng hình thức nuôi đơn hoặc nuôi ghép đối tượng khác, đem lại hiệu quả khá cao.
Lâu nay, cách câu cá ngừ đại dương truyền thống của ngư dân bằng vàng câu, thẻo câu và thậm chí câu bằng đèn cao áp, do đó cá ngừ sau khi đưa lên tàu đã không còn giữ được sắc đỏ của thịt nên thường chỉ làm được đông lạnh hoặc đóng hộp. Đây là lý do giải thích vì sao, Việt Nam hiện chỉ xuất khẩu cá ngừ ở dạng đông lạnh hay đóng hộp.
Trên địa bàn huyện Hoa Lư (Ninh Bình), diện tích đất nông nghiệp ở một số xã của huyện nằm trong vành đai đê bảo vệ của các con sông, từ tháng 7 đến tháng 10 thường xuyên chịu tác động của mưa lũ, mực nước dâng cao dễ gây nên ngập úng trên diện rộng.