Tôm Thẻ Chân Trắng Cho Lợi Nhuận Trên 170 Triệu Đồng
Thực hiện theo cơ cấu chuyển đổi sản xuất, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Long Vĩnh (Trà Vinh), trong vụ mùa năm 2011, bà con nông dân xã Long Vĩnh đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình: như cây bông vải, cà tím, ớt chỉ thiên hay con tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển, cá lóc… đã mang về lợi nhuận rất cao, góp phần ổn định kinh tế hộ gia đình.
Đây là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ chú Dương Hoàng Thảo, ở ấp Giồng Bàn xã Long Vĩnh. Chú cho biết trong vụ nuôi tôm sú năm 2011, với 3 ao nuôi diện tích 10 ngàn m2, đợt 1 chú thả 200 ngàn con tôm sú, sau gần 5 tháng thả nuôi chú thu hoạch và bán được 800 triệu đồng, trừ chi phí chú còn lợi nhuận 300 triệu đồng; sau khi thu hoạch xong chú tiếp tục cải tạo ao hồ thả nuôi tiếp 200 ngàn con tôm sú, sau 4 tháng chú thu hoạch bán được 600 triệu đồng trừ chi phí chú có lãi trên 200 triệu đồng. Ngoài thu nhập trên 500 triệu đồng từ con tôm sú trong vụ nuôi năm 2011, chú cho biết thêm những năm trước sau khi thu hoạch tôm sú xong thì bỏ ao nuôi, cho tới vụ nuôi năm sau mới tiếp tục thả nuôi. Trong năm 2011, qua học hỏi kinh nghiệm từ các anh em nuôi trước bên tỉnh Sóc Trăng về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, bên cạnh đó còn tiếp thu những thông tin về kỹ thuật nuôi, chăm sóc tôm thẻ chân trắng trên báo, đài...
Cho nên năm 2011, chú quyết định tận dụng 3 ngàn m2 ao nuôi tôm sú sau khi thu hoạch xong, nuôi thử nghiệm 200 ngàn con tôm thẻ chân trắng, với mật độ thả nuôi 70 con/m2, sau 2 tháng 19 ngày, tôm nuôi đạt 58 đến 60 con/kg, với giá hiện tại trên thị trường 110.000 đồng/kg chú thu hoạch trên 3 tấn tôm thương phẩm thu về trên 300 triệu đồng từ các khoản chi phí chú còn lợi nhuận trên 170 triệu đồng từ con tôm thẻ chân trắng. Chú Dương Hoàng Thảo còn cho biết thêm: “Mấy năm rồi bây giờ thực hiện chuyển đổi cây trồng của Ủy ban nhân dân xã Long Vĩnh tôi thực hiện theo thì tôi tính hai vụ rồi tôi tính bỏ đìa nhưng cái chỗ tôi thả thử nghiệm 200 ngàn con thẻ chân trắng để mình xem như thế nào, nhưng mà hiện tại nó cho kết quả lắm, tôi nuôi 2 tháng 19 ngày tôi thu trên 3 tấn thì hiện tại tôi xác định lời trên 170 triệu. Tôi thấy con tôm thẻ chân trắng này rất dễ nuôi mà nó đạt, tôi khuyến khích cô bác anh em xã Long Vĩnh năm tới xong vụ mình thả lại con thẻ chân trắng để có lợi nhuận, trước tiên là cho gia đình mình, sau đó phát động cho anh em mình cùng nhau để có sản xuất”.
Với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thử nghiệm cho thấy chú Dương Hoàng Thảo đem về lợi nhuận cho gia đình trên 170 triệu đồng. Có thể nói đây là một trong những hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi của người dân Long Vĩnh có hiệu quả và cần được nhân rộng cho những vụ nuôi tiếp theo
Có thể bạn quan tâm
Từ nay tới cuối năm Thanh Hà sẽ có thêm 2 – 3 đợt xuất hàng sang Myanmar, đưa tổng trị giá sản phẩm xuất khẩu sang Myanmar đạt khoảng 20 tỷ đồng.
Một khung cảnh mộng mơ bỗng hiện lên trước mắt. Khu dân cư được quy hoạch theo lối bậc thang dọc theo triền đồi thoai thoải. Những ngôi nhà mới xây kiên cố chỉ cách nhau một vườn rau vuông vắn; gia chủ bước khỏi cửa là gặp đường bê tông bóng nhoáng.
Trước việc ngành chăn nuôi Việt Nam liên tiếp đối mặt với khó khăn trong nhiều năm qua, trong bối cảnh tình hình tiêu thụ trong nước đã bão hòa và thách thức từ các hiệp định tự do hóa thương mại mà Việt Nam đang đàm phán, mới đây, Bộ NN-PTNT đã giao Cục Thú y xây dựng Đề án thí điểm xây dựng vùng ATDB với mục tiêu sớm tạo nguồn sản phẩm thịt lợn XK. Với đặc thù có đàn lợn lớn nhất nhì vùng ĐBSH, vị trí địa lí và địa hình có sông ngòi bao quanh, Thái Bình và Nam Định đã được lựa chọn là 2 tỉnh sẽ thực hiện thí điểm xây dựng vùng ATDB.
Sáng 12/11, đoàn công tác do ông Atsuki Tomoyose - Bí thư thứ 2 của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam dẫn đầu đã có mặt tại Nghệ An trong khuôn khổ chuyến khảo sát, xúc tiến đầu tư.
Tiếp thu ý kiến cử tri, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh thừa nhận vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện rất đáng lo. Bà Thanh cho hay, đây là vấn đề phải kiểm tra, xử lý thường xuyên. Còn gần Tết thì càng phải kiểm tra, xử lý quyết liệt để phát hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạm.