Tôm Thẻ Chân Trắng Cho Lợi Nhuận Trên 170 Triệu Đồng

Thực hiện theo cơ cấu chuyển đổi sản xuất, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Long Vĩnh (Trà Vinh), trong vụ mùa năm 2011, bà con nông dân xã Long Vĩnh đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình: như cây bông vải, cà tím, ớt chỉ thiên hay con tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển, cá lóc… đã mang về lợi nhuận rất cao, góp phần ổn định kinh tế hộ gia đình.
Đây là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ chú Dương Hoàng Thảo, ở ấp Giồng Bàn xã Long Vĩnh. Chú cho biết trong vụ nuôi tôm sú năm 2011, với 3 ao nuôi diện tích 10 ngàn m2, đợt 1 chú thả 200 ngàn con tôm sú, sau gần 5 tháng thả nuôi chú thu hoạch và bán được 800 triệu đồng, trừ chi phí chú còn lợi nhuận 300 triệu đồng; sau khi thu hoạch xong chú tiếp tục cải tạo ao hồ thả nuôi tiếp 200 ngàn con tôm sú, sau 4 tháng chú thu hoạch bán được 600 triệu đồng trừ chi phí chú có lãi trên 200 triệu đồng. Ngoài thu nhập trên 500 triệu đồng từ con tôm sú trong vụ nuôi năm 2011, chú cho biết thêm những năm trước sau khi thu hoạch tôm sú xong thì bỏ ao nuôi, cho tới vụ nuôi năm sau mới tiếp tục thả nuôi. Trong năm 2011, qua học hỏi kinh nghiệm từ các anh em nuôi trước bên tỉnh Sóc Trăng về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, bên cạnh đó còn tiếp thu những thông tin về kỹ thuật nuôi, chăm sóc tôm thẻ chân trắng trên báo, đài...
Cho nên năm 2011, chú quyết định tận dụng 3 ngàn m2 ao nuôi tôm sú sau khi thu hoạch xong, nuôi thử nghiệm 200 ngàn con tôm thẻ chân trắng, với mật độ thả nuôi 70 con/m2, sau 2 tháng 19 ngày, tôm nuôi đạt 58 đến 60 con/kg, với giá hiện tại trên thị trường 110.000 đồng/kg chú thu hoạch trên 3 tấn tôm thương phẩm thu về trên 300 triệu đồng từ các khoản chi phí chú còn lợi nhuận trên 170 triệu đồng từ con tôm thẻ chân trắng. Chú Dương Hoàng Thảo còn cho biết thêm: “Mấy năm rồi bây giờ thực hiện chuyển đổi cây trồng của Ủy ban nhân dân xã Long Vĩnh tôi thực hiện theo thì tôi tính hai vụ rồi tôi tính bỏ đìa nhưng cái chỗ tôi thả thử nghiệm 200 ngàn con thẻ chân trắng để mình xem như thế nào, nhưng mà hiện tại nó cho kết quả lắm, tôi nuôi 2 tháng 19 ngày tôi thu trên 3 tấn thì hiện tại tôi xác định lời trên 170 triệu. Tôi thấy con tôm thẻ chân trắng này rất dễ nuôi mà nó đạt, tôi khuyến khích cô bác anh em xã Long Vĩnh năm tới xong vụ mình thả lại con thẻ chân trắng để có lợi nhuận, trước tiên là cho gia đình mình, sau đó phát động cho anh em mình cùng nhau để có sản xuất”.
Với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thử nghiệm cho thấy chú Dương Hoàng Thảo đem về lợi nhuận cho gia đình trên 170 triệu đồng. Có thể nói đây là một trong những hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi của người dân Long Vĩnh có hiệu quả và cần được nhân rộng cho những vụ nuôi tiếp theo
Related news

Theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 2014 (theo gia hiện hành) của tỉnh là 42.261 tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm 2013. Trong đó riêng trong lĩnh vực thủy sản chiếm 35,37% giá trị toàn ngành với tổng diện tích thả nuôi là 68.400 ha, đạt 100,6% kế hoạch trong đó tôm nước lợ là 53.096 ha.

Trong không khí rộn ràng đón mừng xuân mới Ất Mùi, với nhiều câu chuyện vui buồn trong sản xuất - đời sống năm qua, bà con nông dân sẽ không quên bàn luận nhiều vấn đề về nuôi trồng thủy sản và mơ ước có được những vụ tôm nuôi thành công, đạt hiệu quả kinh tế cao trong năm 2015.

Theo ông Tiến, trong năm 2014, xã đã lập được 2 tổ, đội đoàn kết KTTS trên biển với hơn 10 tàu cá tham gia. Các tổ, đội này hoạt động theo quy chế thống nhất được cấp trên ban hành. Đáng mừng là ngư dân tham gia các tổ, đội đoàn kết KTTS đã phối hợp với nhau khá hiệu quả trong khai thác và tiêu thụ sản phẩm, cũng như hỗ trợ nhau trong phòng chống thiên tai, rủi ro tai nạn trên biển.

Năm 2014, diện tích tôm nuôi đạt khoảng 267.642 ha, trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp đạt trên 8.200 ha, quảng canh cải tiến 61.000 ha, sản lượng tôm nuôi ước đạt trên 155.000 tấn, tăng 11,57% so với cuối năm 2013. Tuy nhiên, trong sản xuất tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiếu bền vững. Ðể chủ động trong sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng cho biết, năm 2015 diện tích nuôi tôm trong tỉnh tăng trên 270.000 ha.

Nhìn chung, thị trường thủy sản tươi sống tại TP Cần Thơ đang rất đa dạng về chủng loại, tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng. Theo dự đoán của nhiều tiểu thương, giá một số loại thủy sản có xu hướng còn giảm trong thời gian tới, nhất là các loại cá nuôi do năm nay người dân phát triển nuôi nhiều.