Tôm Thái Lan Sẽ Phục Hồi

Sau cuộc chiến chống lại hội chứng tôm chết sớm (EMS) trong gần 2 năm, các chuyên gia thủy sản của Thái Lan tin tưởng ngành nuôi tôm của nước này sẽ phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2014.
Giá tôm tăng khuyến khích người nuôi thả nuôi trở lại, Suvit Praphakamol, phó chủ tịch của Charoen Pokphand Foods (CPF), một trong những doanh nghiệp tôm lớn nhất của Thái Lan cho biết. Tôm cỡ 44 hiện đang bán với giá 8,47-8,87 USD/kg, so với 5,36-6,46 USD/kg trong cùng kỳ năm 2013. Năm 2013, xuất khẩu tôm của Thái Lan đạt 187.000 tấn, trị giá 1,8 tỉ USD, giảm 42% về lượng và 34% về giá trị so với 308.000 tấn và 2,6 tỉ USD trong năm 2012.
Bộ tin rằng sản lượng tôm có thể phục hồi, đạt 400.000 tấn trong năm 2014, tăng 37% so với 2013. Tuy nhiên, một số người nuôi tôm quy mô nhỏ cần có thêm thời gian để đưa sản lượng trở về bằng mức trước khi dịch bệnh EMS hoành hành. Trong năm 2014, Hiệp hội tôm Thái Lan dự báo xuất khẩu có thể đạt 80.000 tấn, trị giá 2,4 tỉ USD.
Để giải quyết EMS, Bộ Thủy sản Thái Lan đã phối hợp với các công ty cùng xem xét các giải pháp hiệu quả. Chương trình chấm dứt EMS “Stop EMS” tập trung vào việc tăng cường quản lý sản xuất giống và ương giống. Người nuôi được tư vấn nên kéo dài thời gian ương giống để đảm bảo những con giống khỏe mạnh. Ông Suvit dự đoán ngành thức ăn tôm của CPF cũng sẽ có lợi nếu ngành tôm phục hồi.
Có thể bạn quan tâm

Kết quả xét nghiệm từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho thấy mẫu gạo được cho là “gạo giả” hoàn toàn là gạo thật. Hàm lượng amilo trong loại gạo này cao khiến gạo nấu lâu thành cơm hơn các loại khác.

Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra sôi động trở lại, nhưng hai tỉnh đầu nguồn là Đồng Tháp và An Giang lại đang bị ngập lũ khiến cho nguồn cung cá tra nguyên liệu lại càng thiếu hụt nghiêm trọng

Các địa phương có diện tích tôm nuôi bị thiệt hại đều rất bức xúc trước tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nuôi tôm, nhiều người nói thẳng đó là hành vi “đổ chất độc vào ao tôm”. Hậu quả nghiêm trọng chẳng những gây thiệt hại lớn cho tôm nuôi, làm thiệt hại ngành thủy sản mà còn gây ra nhiều rủi ro cho môi trường sinh thái

Những cơn mưa trái mùa liên tục đổ xuống đúng thời điểm ĐBSCL thu hoạch rộ lúa ĐX, nông dân phải chạy đôn chạy đáo tìm thợ gặt vì không thể cắt bằng máy.

Kết quả các mẫu nước cho thấy, độ mặn tại vùng nuôi dao động trong khoảng 32-34‰, trong ngưỡng cho phép đối với nước nuôi trồng thủy sản. Riêng mẫu nước gần bờ thu tại Vũng Mắm có độ mặn thấp hơn so với các mẫu khác, chỉ 27‰