Tôm sú tam bội thể: tỉ lệ giới tính và tốc độ tăng trưởng
Nghiên cứu này nhằm xác định phương pháp tốt nhất để ngăn quá trình phân bào giảm nhiễm lần 2 là kỹ thuật nhằm tạo tôm sú tam bội.
Phương pháp này ứng dụng sốc hóa chất (cytochalasine-B và 6-dimethylaminopurine) và nhiệt độ (nóng và lạnh) đối với trứng mới được thụ tinh.
Sốc lạnh được thực hiện tại 8 °C trong thời gian sốc 10 phút và tiến hành gây sốc ở 8 phút sau khi sinh sản, là phương pháp tốt nhất để ngăn phân bào giảm nhiễm lần 2 tạo tam bội thể bằng chứng là tỷ lệ phần trăm cao nhất của tiền nhân trong hợp tử. Vì vậy, sốc lạnh được sử dụng để tiếp tục khám phá những lợi thế tạo tôm tam bội so với lưỡng bội.
Sau khi trứng bị sốc lạnh nở, ấu trùng tôm được ương tới giai đoạn trưởng thành (juvenile) và giai đoạn bố mẹ (adults). Số và lượng nhiễm sắc thể được xác định ở cả 2 giai đoạn trưởng thành và bố mẹ.
Sử dụng phương pháp phân lớp tế bào kích hoạt huỳnh quang, tôm được chia thành các nhóm lưỡng bội và tam bội. Vào ngày nuôi thứ 150, trọng lượng cơ thể trung bình của những con cái tam bội đạt 35,2 ± 3,2 g và con đực tam bội đạt 31,5 ± 3,5 g cao hơn có ý nghĩa (P <0,0001) so với của các nhóm tôm lưỡng bội (chỉ đạt 24,5 ± 0,5 g đối với tôm cái và 23,1 ± 3,8 g đối với tôm đực). Tỷ lệ giới tính đạt 2 cái : 1 đực cho tôm tam bội, và 2 cái: 3 đực cho tôm lưỡng bội.
Những kết quả trên cho thấy ưu điểm vượt trội của tôm sú tam bội so với tôm sú lưỡng bội và tính khả thi của nó đối với sản xuất thương mại.
Nguồn tin: Aquaculture 2012 (Volumes 356–357, 1 August 2012, Pages 7–13).
Có thể bạn quan tâm
Bệnh đóng rong trên tôm sú là một căn bệnh chủ yếu do môi trường tạo ra trong đó có tác nhân chính là tảo, nấm động vật nguyên sinh và vi khuẩn tác động
Bài viết này trình bày về hội chứng đốm trắng gây ra bởi vi khuẩn trên tôm sú Penaeus monodon. Đốm khuẩn nhìn giống với đốm trắng gây ra bởi virus
Chọn giống tôm sú là việc vô cùng quan trọng để người nuôi đạt năng suất cao. Chọn được giống tôm khỏe mạnh như có thể phòng và hạn chế được các bệnh lý