Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm nước lợ lãi tiền tỷ

Tôm nước lợ lãi tiền tỷ
Ngày đăng: 08/10/2015

Quyết tâm cao

Hòa Bình vốn là xã thuần nông, đồng chiêm trũng. Gia đình anh Vịnh đông người, trước đây chỉ trông vào mấy sào ruộng, năng suất bấp bênh.

Để tìm hướng phát triển kinh tế, thoát nghèo, anh mạnh dạn nhận thầu 4 ha đất bãi ngoài đê ven sông Thái Bình, dự định xây dựng trang trại tổng hợp nuôi cá, trồng cây.

Anh Vịnh chia sẻ: “Những ngày đầu lập trang trại, gia đình tôi gặp muôn vàn khó khăn, hầu như cái gì cũng thiếu, đặc biệt là vốn, cây giống, con giống, khoa học - kỹ thuật. Tôi rất lo lắng, không biết nên nuôi con gì, trồng cây gì cho hiệu quả, tinh thần hoang mang...”.

Lúc đầu, anh cải tạo đất bãi để cấy lúa nhưng đây là vùng gần cửa sông, nước lợ không thích hợp với cây lúa. Sau đó, anh nuôi trồng mỗi thứ một ít, cấy lúa kết hợp nuôi và khai thác thủy sản trong tự nhiên, hiệu quả kinh tế không cao.

Qua bạn bè, anh được biết về giống tôm thẻ chân trắng công nghiệp thích hợp trong môi trường nước lợ, chu kỳ nuôi ngắn, mật độ cao từ 100 - 150 con/m2 và giá bán khá cao.

Mặc dù biết tôm thẻ chân trắng đòi hỏi kỹ thuật nuôi cao, lại dễ nhiễm bệnh nếu môi trường nước không đảm bảo vệ sinh nhưng anh Vịnh vẫn quyết tâm theo đuổi.

Anh tự tìm tòi, nghiên cứu trên đài, báo, internet, trực tiếp đi học hỏi thêm bạn bè ở quận Đồ Sơn (Hải Phòng) và sang các tỉnh bạn như Thái Bình, Ninh Thuận… để học tập, nắm vững quy trình nuôi tôm công nghiệp.

Trở về, anh huy động 800 triệu đồng đầu tư vào trang trại, chuẩn bị nuôi tôm. Từ cuối năm 2011 đến mùa hè năm 2012, 2ha tôm cho hai vụ nuôi thành công: Sản lượng đạt 9 tấn/ha, giá bán 80.000 đ/kg. Trừ chi phí thức ăn, con giống, điện, thuốc chế phẩm sinh học, công lao động, khấu hao đầu tư…, anh thu lãi 220 triệu đồng.

Năm 2012-2013, do thời tiết cùng sự biến động thị trường, anh chỉ nuôi 1 vụ trên toàn bộ diện tích trang trại là 4 ha, thu sản 29 tấn. Với giá bán 130.000 đ/kg, anh thu về 3,7 tỷ đồng, lãi 1,3 tỷ đồng.

Anh Vịnh tính bình quân 6 khẩu trong gia đình thu nhập khoảng 20 triệu đồng/người/tháng. Mô hình làm ăn kinh tế của anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 16 lao động trong thôn và vùng lân cận với mức thu nhập trên 3 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2014, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp gây nhiều dịch bệnh, tôm chết hàng loạt. Không nản chí, với sự cố gắng của gia đình, năm 2014-2015, anh Vịnh lại đầu tư 2,3 tỷ đồng vào 4 ha tôm, nuôi 2 vụ tổng cộng 2 triệu con giống.

Ngoài ra, anh còn kinh doanh thêm dịch vụ máy nông nghiệp (máy làm đất, máy gặt đập liên hợp). Đến vụ thu hoạch, doanh thu từ nuôi tôm và cho thuê máy nông nghiệp đạt hơn 3,4 tỷ đồng, lợi nhuận 1,5 tỷ đồng.

Còn trăn trở

Sau một số lần thất bại trong SX, anh Vịnh rút ra kinh nghiệm, cần đa dạng hóa SX, kinh doanh, nếu gặp rủi ro ở mảng này thì đã có mảng khác gánh đỡ.

Bên cạnh đó, cần mạnh dạn đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tích cực vận dụng sáng tạo tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào SX.

Niên vụ 2014-2015, anh Vịnh thu lãi trên 1 tỷ đồng từ 4ha nuôi tôm

Mặc dù đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng theo anh Vịnh, hiện trang trại của anh nói riêng và kinh tế trang trại nói chung gặp không ít khó khăn.

Trước hết, việc giao và cho thuê đất chưa ổn định lâu dài khiến chủ trang trại chưa yên tâm đầu tư SX. Người đầu tư cũng chưa tiếp cận được các nguồn vốn lớn.

Một số trang trại có quy mô lớn đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, còn phần lớn các trang trại quy mô vừa và nhỏ chưa được hưởng những ưu đãi của nhà nước về đầu tư, tài chính, tín dụng. Vì thế, anh rất mong Nhà nước có chính sách cụ thể, ưu đãi về tài chính, tín dụng, đất đai cho kinh tế trang trại.

Bên cạnh đó, theo anh, trình độ quản lý của các chủ trang trại và tay nghề của người lao động còn thấp do phần lớn chưa qua đào tạo hoặc không được đào tạo chuyên sâu. Do vậy, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho những người làm kinh tế trang trại.

Đồng thời, họ cần nhiều hơn nữa những thông tin chính thống về thị trường, giá cả, thời tiết, khoa học -kỹ thuật, giống mới…


Có thể bạn quan tâm

Đề Phòng Bệnh Lạ Xuất Hiện Trên Tôm Nuôi Ở Ninh Thuận Đề Phòng Bệnh Lạ Xuất Hiện Trên Tôm Nuôi Ở Ninh Thuận

Trở lại vùng nuôi tôm ở Ninh Thuận dọc tuyến đường ven biển từ An Hải (Ninh Phước) đến Phước Dinh (Thuận Nam), chúng tôi cảm nhận được không khí trầm lặng khi nhìn thấy khá nhiều ao đìa bỏ không. Trong những tháng qua, do xuất hiện bệnh lạ làm tôm nuôi chết hàng loạt đã khiến các hộ nuôi chần chừ chưa dám thả giống dù đã vào chính vụ. Một số hộ chọn giải pháp an toàn là ngưng sản xuất để xem thử tình hình.

31/05/2012
Vicofa Hỗ Trợ Giống Cây Cà Phê Cho Các Tỉnh Tây Nguyên Vicofa Hỗ Trợ Giống Cây Cà Phê Cho Các Tỉnh Tây Nguyên

Theo đó, Sở NN–PTNT Dak Lak được hỗ trợ 75.400 cây, Lâm Đồng: 70.000 cây, Dak Nông: 50.000 cây, Gia Lai: 50.000 cây, Kon Tum: 10.000 cây, Công ty TNHH một thành viên cà phê Thắng Lợi (Dak Lak): 20.600 cây, Công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu cà phê 2/9 (Dak Lak): 20.000 cây. Số lượng cây giống này gồm 3 loại: cà phê mít ghép, cà phê vối ghép và cà phê thực sinh do Công ty TNHH tư vấn đầu tư phát triển nông - lâm nghiệp Eakmat cung cấp vào tháng 7/2012. Tiến sĩ Trần Vinh, Phó viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết: số cà phê giống này phục vụ cho việc tái canh những diện tích cà phê già cỗi, kém chất lượng. Viện cũng sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân trong việc triển khai việc tái canh đạt hiệu quả.

01/06/2012
Tiền Giang: Nhiều Diện Tích Lúa ĐX Thiệt Hại Tiền Giang: Nhiều Diện Tích Lúa ĐX Thiệt Hại

Chỉ sau một cơn mưa trái mùa, nhiều diện tích lúa ĐX ở các huyện phía tây của tỉnh Tiền Giang sắp thu hoạch bị thiệt hại nặng nề.

13/03/2012
Chủ Động Thực Hiện Quyết Định 673 Chủ Động Thực Hiện Quyết Định 673

Ngày 18.6, tại TP. Bắc Ninh, T.Ư Hội NDVN tổ chức hội nghị giao ban Công tác hội và phong trào ND khu vực đồng bằng sông Hồng 6 tháng đầu năm 2012. Phó Chủ tịch T.Ư Hội Lều Vũ Điều chủ trì hội nghị.

19/06/2012
Mô Hình Nuôi Cua Xanh Sinh Sản Nhân Tạo Mô Hình Nuôi Cua Xanh Sinh Sản Nhân Tạo

Nước trong ao được bơm cạn dần, cua trú ngụ trong những bó chà, bò ra ngoài và được bắt lên bằng vợt lưới. Con nào con ấy bằng bàn tay, màu nâu xám, đôi càng to bằng ngón tay cái. Để lên bàn cân, trung bình 400 g/con. Thử nghiệm nuôi cua xanh từ nguồn giống sinh sản nhân tạo tại Bình Định trong 3 tháng 20 ngày đã đạt hiệu quả như vậy.

02/06/2012